Starbucks sở hữu gần 34,000 cửa hàng tại hơn 80 quốc gia, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, đằng sau “cánh gà” thương hiệu này đã chuyển đổi mô hình kinh doanh của mình thành một dạng ngân hàng.
Chương trình Starbucks rewards
Hãy nhìn vào chương trình thẻ thành viên của Starbucks – Starbucks rewards. Nhờ mô hình này, có thể nói hãng đã hoạt động như một ngân hàng chứ không đơn thuần là một thương hiệu cà phê.
Đây là một phương pháp thanh toán không dùng tiền mặt, áp dụng tại các chi nhánh của cửa hàng. Theo đó, bạn sẽ nạp vào tài khoản Starbucks rewards một khoản tiền tùy ý. Số tiền đó sẽ được sử dụng để mua các món đồ uống, bánh ngọt hay các sản phẩm khác của Starbucks.
Có nghĩa là bạn đang đưa cho thương hiệu này một khoản tiền mà họ có thể tùy ý sử dụng, và bạn không hề mong chờ số tiền đó sẽ sinh lãi cho bạn. Quan trọng hơn cả, bạn rất khó để lấy lại tiền đã chuyển vào Starbucks rewards. Dĩ nhiên, bạn vẫn có thể sử dụng tiền mặt hoặc quẹt thẻ như những quán cà phê khác.
Lý do khiến nhiều khách hàng ưa chuộng phương pháp thanh toán này là bởi số điểm thưởng khi nạp tiền vào tài khoản rewards nhiều gấp đôi so với khi bạn thanh toán bằng các hình thức khác. Khi tích được càng nhiều sao, các món quà bạn đổi được từ Starbucks ngày càng lớn. Từ đồ uống hay bánh miễn phí, thậm chí cả ly nước hay sổ của họ.
Starbucks giống ngân hàng như thế nào?
Chỉ trong năm tài chính 2019, công ty này nắm hơn 1.5 tỷ USD, tức khoảng 34.5 nghìn tỷ đồng. Để giúp bạn hình dung ra con số này to lớn như thế nào, hãy so sánh nó với các ngân hàng hay các tổ chức tài chính khác của nước Mỹ. Phần lớn các ngân hàng này chỉ có dưới 1 tỷ USD dưới dạng tài sản.
Tuy nhiên, Starbucks không phải là một ngân hàng nên họ có thể tránh né một số nghĩa vụ đi kèm như sản sinh lãi từ khoản vốn huy động, tức là tiền từ chương trình Starbucks rewards. Hay dùng số tiền đó để đầu tư vào các khoản trái phiếu hoặc tài sản ít rủi ro. Vậy, họ làm gì với số tiền đó?
Thực hiện đúng nghĩa vụ của một quán cà phê, nhãn hiệu trả lại số tiền các nhà đầu tư, hay nói cách khác là khách hàng bằng đồ ăn và thức uống của nhãn hàng. Tuy nhiên, số tiền Starbucks nhận được từ khách hàng sẽ không được giải ngân hết. Rất nhiều khách hàng đã bỏ quên số tiền mình nạp vào Starbucks rewards và không sử dụng nó.
Trong năm 2022, nhãn hiệu cà phê này báo cáo rằng có khoảng 196 triệu USD bị bỏ quên trong các thẻ thành viên của mình. Bởi nhiều khách hàng có thói quen nạp một khoản cố định vào thẻ thay vì chỉ nạp một khoản vừa đủ để trả tiền cho một vài món nhất định. Số tiền dư sẽ tích lũy dần lên và tạo thành một số tiền bị bỏ quên khổng lồ.
Khi quan sát những con số, ta sẽ nhận ra rằng thương hiệu này đang huy động vốn một cách rất thông minh thông qua chương trình hội viên của mình. Nhờ chương trình này, họ cũng đang tránh được hàng chục triệu USD thông qua phí quẹt thẻ. Nếu coi phí quẹt thẻ ở Starbucks là 2% / giao dịch, thương hiệu này đã giảm được hơn 300 triệu USD cho chi phí này chỉ trong năm 2022.
Bạn nghĩ gì về mô hình này của Starbucks?
Liệu trong tương lai, mô hình này có thể được kiểm soát triệt để hay không?
Cập nhật thông tin mới nhất tại Media Trend mỗi ngày.
Tổng hợp