25.6 C
Ho Chi Minh City
Thứ Năm, Tháng Mười 10, 2024

Olympus – Vụ bê bối tài chính lớn nhất lịch sử Nhật Bản

Olympus - Vụ bê bối tài chính lớn nhất lịch sử Nhật Bản

Năm 2011, Michael Woodford đắc cử CEO tại Olympus – một trong những tập đoàn hàng đầu Nhật Bản, định giá trên 20 tỷ USD và dẫn đầu trong công nghệ thấu kính, y học. Thế nhưng, chỉ sau 2 tuần, Woodford bị sa thải và phải rời Nhật Bản vì bị đe dọa đến tính mạng.

Trong khoảng thời gian ngắn ngủi đó, Woodford đã phanh phui ra một vụ bê bối tài chính lớn nhất lịch sử Nhật Bản. Hơn 1,7 tỷ USD đã được hô biến từ không khí và ra trong báo cáo tài chính của Olympus. Ngay lập tức, cổ phiếu của họ giảm 80% giá trị. Vậy, chuyện gì đã xảy ra?

Olympus chuyển hướng sang đầu tư chứng khoán

Cổ phiếu của Olympus giảm mạnh sau khi vụ scandal được phanh phui
Cổ phiếu của Olympus giảm mạnh sau khi vụ scandal được phanh phui / Nguồn: Wikipedia

Vào những năm 80, Nhật Bản tiến hành cải cách tiền tệ, hệ quả là tỷ giá đồng Yên so với đồng USD tăng gấp đôi. Việc này rất tốt với những người dân tích trữ tài sản, nhưng với một doanh nghiệp xuất khẩu như Olympus, nó lại là một thảm họa. Chi phí kinh doanh của họ ở Nhật Bản vẫn giữ nguyên, trong khi doanh thu của họ ở thị trường nước ngoài đã bị giảm một nửa. Vì vậy, Olympus phải bắt đầu đầu tư chứng khoán.

Họ bắt đầu mua cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản, thậm chí cả chứng khoán phái sinh với hi vọng kiếm thêm được chút tiền trang trải. Nhưng trong thập niên tiếp theo, Olympus mua nhiều sản phẩm tài chính đến mức căn bản họ là một quỹ đầu tư với nghề tay trái là bán công nghệ thấu kính, y học.

Kinh nghiệm đầu tư chứng khoán còn non yếu

Mặc dù cực kỳ xuất sắc trong công nghệ, nhưng Olympus lại là một nhà đầu tư tệ hại. Năm 1991, phép màu kinh tế Nhật Bản kết thúc và thị trường chứng khoán Nhật Bản bắt đầu suy thoái do sử dụng quá nhiều đòn bẩy. Olympus đã mất hàng chục tỷ Yên. Nhưng thay vì cắt lỗ, họ “ngã ở đâu gấp đôi ở đấy” và tiếp tục đầu tư mạnh tay hơn vào những sản phẩm chứng khoán phái sinh.

Thậm chí, Olympus còn dính vào lừa đảo đa cấp khi đầu tư vào công ty của Martin Armstrong. Armstrong cho rằng cứ 51,6 năm lại có một bước ngoặt lớn trên thị trường tài chính, với niềm tin của nhà đầu tư thay đổi theo chu kỳ 8,6 năm nhỏ hơn. Ông ta tin rằng chu kỳ 8,6 năm này có liên quan đến số pi (𝛑) là 8,6 năm bằng 3.141 ngày.

Martin Arthur Armstrong - Nhà dự báo kinh tế học người Mỹ
Martin Arthur Armstrong – Nhà dự báo kinh tế học người Mỹ / Nguồn: Los Angeles Times

Ông ta lấy 𝛑 × 1000 (𝛑 = 3,14). Martin Armstrong đã ngồi tù 11 năm vì tội lừa đảo. Nhưng có một câu hỏi lớn là làm sao để Olympus có thể giấu diễm khoản lỗ khổng lồ đến như vậy?

Lật tẩy phương thức che dấu sự thật của Olympus

Thứ nhất, Olympus sử dụng mô hình Tobashi.

Đầu tiên họ thành lập một công ty tại đảo Cayman, một quốc gia thiên đường thuế. Và dùng 21 tỷ Yên để mua lại những khoản lỗ chứng khoán phái sinh vô giá trị của họ. Để có thể thực hiện phi vụ này, họ đã thế chấp số trái phiếu chính phủ tương đương cho LGT, một ngân hàng tại Liechtenstein. Ngay từ ban đầu, Olympus biết rằng họ sẽ vỡ nợ. Chiêu trò Tobashi này chỉ nhằm một mục đích: “câu giờ”.

Thứ hai, Olympus dùng mô hình Cost Accounting

Phương pháp này ghi nhận giá trị tài sản bạn có là giá trị khi bạn mua nó và sẽ không ghi nhận lỗ khi bạn bán tài sản đó. Do Olympus không bao giờ bán ra, chừa cho các công ty ma của mình. Vì thế, họ không bao giờ phải ghi nhận lỗ.

Thuật ngữ kế toán - Off Balance Sheet (OBS)
Thuật ngữ kế toán – Off Balance Sheet (OBS) / Nguồn: Investopedia

Thứ 3, Olympus rửa tiền bằng công ty ma

Cuối cùng, vào năm 2007, Olympus mua lại Gyrus, một công ty sản xuất thiết bị y tế Anh quốc với giá 2 tỷ USD. Nhưng họ lại trả đến 687 triệu USD cho Axam, một công ty tư vấn vô danh. Hoạt động tất nhiên bị phanh phui là “rửa tiền”.

Sự thât bị phanh phui sau khi Olympus sa thải CEO

Khi ông Michael Woodford, một nhân viên lâu năm của Olympus châu âu nhậm chức CEO, ông đã ngay lập tức nhận ra có quá nhiều điều bất thường trong hoạt động kinh doanh quá khứ.

Michael Woodford - Cựu Ceo của Olympus
Michael Woodford – Cựu Ceo của Olympus / Nguồn: CSA Celebrity Speakers

Khi Woodford trình bày, cố gắng đào bới thông tin từ Tsuyoshi Kikukawa – chủ tịch tập đoàn và Hisashi Mori – thành viên hội đồng quản trị, ông đã ngay lập tức bị sa thải. Thậm chí, cũng có nhiều thông tin Olympus dính líu đến xã hội đen Nhật Bản. Tuy nhiên, chúng chưa bao giờ được xác nhận.

Câu chuyện của Olympus làm chúng ta nhận ra một sự thật rất đáng lo,

Nếu một trong những tập đoàn lớn nhất Nhật Bản có thể giấu sự “rỗng ruột” của họ trong suốt 20 năm, vậy còn bao nhiêu doanh nghiệp “khỏe mạnh” trên thế giới cũng đang làm như vậy?

Cập nhật thông tin mới nhất tại Media Trend mỗi ngày.

Tổng hợp

Bài viết mới

Có thể bạn muốn xem

Thực hư loạt thương hiệu lớn dừng quảng cáo trên Twitter vào cuối năm 2022

Ngày 3/11, đại diện hãng thực phẩm General Mills tuyên bố dừng quảng cáo trên Twitter và sau đó có rất nhiều công ty...

Gong Cha thêm cà phê Việt Nam vào menu, chính thức mở bán từ 03/2023

Bắt đầu từ tháng 03/2023, Gong Cha đã chính thức mở bán cà phê Việt Nam với giá từ 39.000 - 59.000vnđ tại các...

Duolingo trở thành nổi “ám ảnh” của 500 triệu người dùng toàn cầu

Từ một startup thua lỗ hơn một thập kỷ, biểu tượng cú xanh trở thành nổi "ám ảnh" của 500 triệu người dùng toàn...
Có thể bạn cũng thích