27.3 C
Ho Chi Minh City
Thứ Sáu, Tháng Mười Hai 6, 2024

Đế chế đồ chơi LEGO vực dậy sau 3 lần rơi xuống “đáy xã hội”

Đế chế đồ chơi LEGO vực dậy sau 3 lần rơi xuống "đáy xã hội"

Nay có lẽ ai cũng quen thuộc với đồ chơi LEGO. Thậm chí có cả những giải thi đấu, kỷ lục thế giới và rất nhiều CLB. Nhưng ít ai biết gã khổng lồ đồ chơi này có một xuất phát điểm rất khiêm tốn.

LEGO 3 lần đứng trên bờ vực phá sản

Khởi nghiệp thất bại đầu tiên do không gặp thời

Năm 1932, Ole Kirk Kristiansen, một thợ mộc Đan Mạch đã mua một xưởng chế tác gỗ. Sau nhiều dự án thất bại, ông đã quyết định sản xuất đồ chơi cho trẻ em. Kristiansen đã đặt tên cho thương hiệu đồ chơi này là LEGO, viết tắt của “leg godt” – trong tiếng Đan Mạch có nghĩa là “chơi hay”. Nhưng Lego không cất cánh ngay lập tức như chúng ta tưởng tượng. Kristiansen liên tục gặp khó khăn, xưởng mộc của ông bị thiêu rụi tận 2 lần do chiến tranh.

Ole Kirk Christiansen - Nhà sáng lập Lego
Ole Kirk Christiansen – Nhà sáng lập LEGO – Nguồn: Wikipedia

Thế nhưng, chính niềm tin vào việc trẻ em sẽ thích những sản phẩm này đã giúp ông quyết tâm đứng dậy. Sau khi Ole qua đời, con trai của ông là Godtfred Kirk Christiansen đã kế vị cha điều hành tập đoàn.

Thất bại thứ hai do kỹ thuật sao chép và công nghê phát triển

Godtfred đã mạnh dạn quyết định bỏ đi phần sản xuất mộc, tập trung hoàn toàn vào sản xuất đồ chơi nhựa. Sản phẩm được mô phỏng theo gạch nhựa lắp khớp đã được tung ra thị trường vào năm 1947 với Kiddicraft – một công ty đồ chơi Anh quốc. Sản phẩm gạch nhựa LEGO đã ngay lập tức đón nhận thành công.

Kiddicraft - tiền thân của đồ chơi lắp ráp
Kiddicraft – tiền thân của đồ chơi lắp ráp – Nguồn: Hilarypagetoys

Năm 1968, LEGOLAND – công viên giải trí chủ đề LEGO đã chính thức được khai trương dưới sự tiếp quản của đời thứ ba của nhà Kristiansen. Năm 1970, hãng đã cho ra mắt LEGO technic, sản phẩm này nhanh chóng trở thành một trong những dòng chính của công ty khi nhắm tới đối tượng trẻ em lớn hơn. Điều này giúp cho Lego tăng gấp đôi quy mô, trở thành một trong mười nhà sản xuất đồ chơi hàng đầu thế giới trong 15 năm sau đó.

LegoLand - Công viên đồ chơi đầu tiên trên thế giới tại Đan Mạch
LEGOLAND – Công viên đồ chơi đầu tiên trên thế giới tại Đan Mạch – Nguồn: LegoLand
Một sản phẩm thuộc dòng Lego Technic
Một sản phẩm thuộc dòng LEGO Technic – Nguồn: Topgear

Thế nhưng, không có gì tốt đẹp có thể tồn tại mãi mãi. Nhận thấy thành công của LEGO, các nhà sản xuất khác bắt đầu nhái theo. Ngoài ra, sự ra đời của trò chơi điện tử và máy tính đã thu hút sự chú ý của các cậu bé – đối tượng khách hàng quan trọng nhất của thương hiệu LEGO – khiến chúng dần từ bỏ những viên gạch quen thuộc để chuyện sang trai nghiệm những món đồ chơi hiện đại hơn. Những điều này đã làm giảm thị trường tiềm năng cũng như biên lợi nhuận của công ty.

Quản lý dòng tiền yếu kém dẫn đến lần thất bại thứ ba

Đến năm 1990, tập đoàn đồ chơi này đã bị bắt buộc phải cải thiện sản phẩm của mình. Họ bắt đầu xây dựng nội dung bằng phim ảnh, truyện tranh, sách, trò chơi điện tử. Tuy ván cược này đã thành công với nhiều sản phẩm bán chạy nhưng đến năm 2003, việc dồn quá nhiều tiền thử nghiệm thị trường đã gây ra sự mất cân đối vòng tiền, khiến công ty đứng trên bờ vực phá sản.

Một trong những thương hiệu sản xuất sản phẩm đạo nhái Lego đến từ Trung Quốc
Một trong những thương hiệu sản xuất sản phẩm đạo nhái đến từ Trung Quốc – Nguồn: Thatsmags
Trò chơi điện tử Lego Jurassic World được phát hành trên mobile
Trò chơi điện tử LEGO Jurassic World được phát hành trên mobile – Nguồn: Tinh tế

Tái sinh từ đống tro tàn bằng chiến lược kinh doanh

Cứ ngỡ đây là hồi kết cho món đồ chơi lỗi thời này, nhưng kỳ tích đã xảy ra. Jorgen Vig Knudstorp – CEO đầu tiên không phải thành viên của gia đình Kristiansen đã vực dậy đế chế đồ chơi này từ đống tro tàn đó. Ông đã đưa ra các kế hoạch tối giản hóa các khoản chi, tập trung vào điểm mạnh của công ty.

Ngoài đối tượng cốt lõi trẻ em như họ đã làm trước đó, hãng còn hướng thị phần tới người lớn. Vị CEO này đã đầu tư mạnh tay hơn vào sản xuất phim ảnh. Đến hiện nay, The LEGO Movie là một trong những thương hiệu phim hoạt hình thành công nhất. Những thay đổi của vị CEO này được nhận định là chiến lược mà bất kỳ thương hiệu trưởng thành nào đang gặp khó khăn cũng có thể áp dụng để phục hồi.

Mẫu giày được Adidas hợp tác với Lego để nhắm đến phân khúc người lớn
Mẫu giày được Adidas hợp tác với Lego để nhắm đến phân khúc người lớn – Nguồn: Dasbui

Dưới sự dẫn dắt của CEO Knubstorp, LEGO đã trở thành Apple của thế giới đồ chơi. Lợi nhuận của hãng trong cuộc khủng hoảng 2008 đến 2010 tăng gấp 4 lần. Thậm chí còn cao hơn cả Apple. Đến năm 2022, hãng đã đánh bại Hasbro và Mattel, trở thành công ty sản xuất đồ chơi lớn nhất thế giới.

Giải thi đấu Lego
Giải thi đấu LEGO – Nguồn: Wikipedia
Chiếc tàu lớn nhất thế giới làm bằng Lego
Chiếc tàu lớn nhất thế giới làm bằng LEGO – Nguồn: Hoa học trò

Vậy bạn nghĩ tương lai của gã khổng lồ này sẽ ra sao? Và LEGO đã chứng minh được gì khi 3 lần vực dậy từ tro tàn?

Cập nhật thông tin mới nhất tại Media Trend mỗi ngày.

Tổng hợp

Bài viết mới

Có thể bạn muốn xem

Ms. Tammy Phan – Country Head of Marketing, Google APAC chỉ ra 3 sai lầm mà các thương hiệu Việt Nam nên tránh để...

Ngày nay, công cụ tìm kiếm đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của người Việt Nam. Người dùng thường...

Gong Cha thêm cà phê Việt Nam vào menu, chính thức mở bán từ 03/2023

Bắt đầu từ tháng 03/2023, Gong Cha đã chính thức mở bán cà phê Việt Nam với giá từ 39.000 - 59.000vnđ tại các...

Nhà sáng tạo Việt được Meta ưu ái hỗ trợ riêng dự án “Creators of Tomorrow” 2022

Ngày 8/9 vừa qua, tập đoàn công nghệ Meta đã cho ra mắt sự kiện “Creators of Tomorrow"- Nhà sáng tạo tương lai, dự án...
Có thể bạn cũng thích