30 C
Ho Chi Minh City
Thứ Năm, Tháng Năm 2, 2024

Kodak – Sự lụi tàn của ông hoàng đế chế nhiếp ảnh

Kodak - Sự lụi tàn của ông hoàng đế chế nhiếp ảnh

Suốt hơn một thế kỷ, Kodak đã từng thống trị thị trường máy ảnh phim toàn cầu. Tuy nhiên, sự bùng nổ của máy ảnh kỹ thuật số đã đánh dấu thời kỳ suy thoái kéo dài của họ.

Biểu tượng máy ảnh phim số 1 nước Mỹ

Hơn 100 năm trước, khi nhiếp ảnh là sân chơi của giới chuyên nghiệp vì tính phức tạp và khó khăn của cách chụp ảnh, thì George Eastman đã phát minh ra loại máy ảnh hoàn toàn mới với mức giá hợp lý cùng thiết kế thân thiện, dễ sử dụng.

George Eastman - nhà sáng lập Kodak
George Eastman – nhà sáng lập Kodak – Nguồn: Eastman Museum 

Sự ra đời của  chiếc máy ảnh Kodak đầu tiên vào năm 1888 đã đưa nhiếp ảnh đến với cả những người nghiệp dư với khẩu hiệu “you press the button, we do the rest” – “bạn chỉ cần nhấn nút, phần còn lại để chúng tôi lo”

Khẩu hiệu quảng cáo của Kodak
Khẩu hiệu quảng cáo của Kodak – Nguồn: Wikipedia

Mô hình kinh doanh “máy in và mực”

Thời gian đầu, chiến thuật kinh doanh của Kodak theo mô hình “máy in và mực”. Tức là bạn bán máy in trước với lợi nhuận thấp, thậm chí lỗ. Sau đó khách hàng sẽ phải mua thêm mực in liên tục từ doanh nghiệp với giá đắt đỏ. Tương tự, kế hoạch của Kodak là bán máy ảnh phim với giá thấp và sau đó là bán những phụ kiện như phim chụp, giấy in với giá cao ngất ngưởng. Mô hình này đã là một thành công lớn của Kodak.

Vào 50 năm sau đó, doanh nghiệp này đã nắm giữ đến 90% thị trường phim và 85% thị trường máy ảnh tại Mỹ. Nói cách khác, công ty này hoàn toàn thống trị nhóm ngành của mình. Đồng thời cũng trở thành biểu tượng mang giá trị văn hóa của người Mỹ nói riêng và thế giới nói chung. Thế nhưng, tất nhiên không có gì tốt đẹp kéo dài mãi mãi.

Máy ảnh Kodak Instamatic đã bán được 50 triệc chiếc trong 7 năm
Máy ảnh Kodak Instamatic đã bán được 50 triệc chiếc trong 7 năm – Nguồn: Mcpactions

Máy ảnh kỹ thuật số ra đời đánh dấu bước ngoặt trong cuộc chơi

Năm 1975, Steven Sasson – một kỹ sư làm việc tại chính Kodak đã tạo ra chiếc máy ảnh kỹ thuật số đầu tiên trên thế giới. Phát minh này tưởng chừng sẽ giúp Kodak tiếp tục đi lên, thống trị thị trường, nhưng lãnh đạo công ty lại từ chối thay đổi và bỏ qua tiềm năng của sản phẩm này. Sở dĩ khi đó, việc kinh doanh phim và giấy in vô cùng hấp dẫn, đem lại lợi nhuận cao. Họ lo sợ rằng những chiếc máy ảnh kỹ thuật số sẽ thay thế hoàn toàn các cuộn phim.

Steven Sasson - cha đẻ của chiếc máy ảnh kỹ thuật số đầu tiên
Steven Sasson – cha đẻ của chiếc máy ảnh kỹ thuật số đầu tiên – Nguồn: Vietnamnet

Ngược lại, Fujifilm và các công ty khác đã nhanh chóng thích ứng và sản xuất máy ảnh kỹ thuật số, dẫn đến Kodak bị đẩy lùi về phía sau. Đây là sai lầm đầu tiên của Kodak và cũng chính là nguyên nhân chính dẫn đến sự suy tàn của họ.

Tương phản doanh thu hằng năm của Kodak và Fujifilm năm 2000 và 2010
Tương phản doanh thu hằng năm của Kodak và Fujifilm năm 2000 và 2010 – Nguồn: Brands Vietnam

Sau khi máy ảnh kỹ thuật số trở nên phổ biến, Kodak hoàn toàn phớt lờ phản hồi từ truyền thông và thị trường. Thay vì tập trung cải tiến sản phẩm phù hợp với xu thế thì trường thị họ dành tới 10 năm để tranh luận với kình địch Fujifilm về một vấn đề vô bổ. Họ cho rằng xem ảnh trên máy kỹ thuật số không mang lại cảm giác yêu thích như khi họ xem ảnh rửa.

Đến lúc Kodak bắt đầu “tỉnh ngộ” và sản xuất máy ảnh kỹ thuật số thì mọi việc đã quá trễ. Ngoài Fujifilm, Sony, Canon, Nikon cũng đã thành danh trong lĩnh vực này. Trong vòng 6 năm từ 2005 đến 2010, Kodak phải cắt giảm 15,000 nhân viên, doanh thu sụt giảm một nửa. Tháng 9/2011, giá cổ phiếu công ty này chạm đáy, chỉ ở mức 0,54 USD/cổ phiếu.

Từ một gã khổng lồ, Kodak đã gần biến mất. Sau thời gian chật vật, Kodak đã đệ đơn xin bảo hộ phá sản và bắt đầu quá trình tái cấu trúc. Sau đó công ty này được cấp khoản tín dụng 950 triệu USD để tiếp tục hoạt động. Họ đã phải bán đi những bộ phận không cốt lõi, dừng sản xuất máy ảnh kỹ thuật số, chuyển sang bán phụ kiện máy ảnh và dịch vụ in ảnh. Kodak cũng đã phải bán đi nhiều bằng sáng chế, bao gồm cả bằng sáng chế hình ảnh kỹ thuật số, việc này đã đem về cho họ hơn 500 triệu USD.

Dược phẩm – ánh sáng dưới hố sâu

Sau khi tạm thời thoát khỏi nguy cơ phá sản, đến tháng 8/2020, chính quyền Mỹ đã cấp khoản vay 765 triệu USD để Kodak thành lập bộ phận mới mang tên Kodak Pharmaceutical, nhằm giảm phụ thuộc vào nước ngoài trong hoạt động sản xuất thuốc và các sản phẩm thiết yếu khác. Sau khi tin này được lan rộng, cổ phiếu của hãng đã tăng lên 530% chỉ trong 5 ngày. Mặc dù đây là sự kiện lớn, nhưng thị trường đến nay vẫn có câu hỏi chung:

Liệu Kodak có thể sản xuất thuốc hay không?

Và liệu đế chế của họ có thể một lần nữa hồi sinh?

Cập nhật thông tin mới nhất tại Media Trend mỗi ngày.

Tổng hợp

Bài viết mới

Có thể bạn muốn xem

WordPress Ra Mắt Jetpack Năm 2023 – Trợ Lý Ảo AI Hỗ Trợ Tạo Nội Dung

Ngày 08 tháng 06 năm 2023, công ty Automattic mới đây đã thông báo rằng họ sẽ bổ sung một trợ lý AI mới...

Tương lai Be Group sẽ đi về đâu?

Liệu sự hợp tác giữa Be Group, GSM, Vinfast và VPBank có đủ sức để đánh bại thế lực mạnh mẽ của Grab trong thị trường dịch vụ gọi xe tại Việt Nam?

Chiến dịch truyền thông thú vị đầu năm 2023: Starbucks cà phê chơi “Hệ tâm linh”

Để chúc mừng năm mới bằng một chiến dịch truyền thông chiêm tinh nổi bật, Starbucks đã cho phép những vị khách hàng của...
Có thể bạn cũng thích