Từng là gã khổng lồ, chiếm tới hơn 40% thị phần và không hề có đối thủ tương xứng. Thật khó để tưởng tượng được ngày mà Nokia buộc phải bán đi bộ phận sản xuất điện thoại của mình. Vậy điều gì đã khiến cho đế chế này suy tàn?
Từ công ty sản xuất giấy đến “ông hoàng” trong ngành điện thoại
Được thành lập từ năm 1865, ban đầu Nokia không phải là một công ty chuyên kinh doanh điện thoại, mà là một công ty sản xuất giấy của Phần Lan. Phải hơn 100 năm sau công ty mới mở rộng sang lĩnh vực khác như máy phát điện, cao su, cáp, ti vi. Đến năm 1990, kinh tế Phần Lan gặp khủng hoảng, việc kinh doanh giấy của họ bị thua lỗ nặng nề.
Jorma Ollila – Giám đốc điều hành Nokia đã quyết định tập trung vào phát triển điện thoại và viễn thông, bán đi các mảng kinh doanh như cáp, cao su và điện tử tiêu dùng. Tuy nhiên, có lẽ chính Nokia cũng không biết họ sẽ có được thành công đến vậy.
Năm 1992, Nokia giới thiệu chiếc điện thoại di động đầu tiên. Những năm tiếp theo, họ tung ra loạt điện thoại 2100 series – dòng điện thoại đầu tiên sử dụng bản nhạc chuông huyền thoại. Với doanh thu đạt hơn 20 triệu chiếc, vượt 50 lần so với kỳ vọng 400,000 sản phẩm mà công ty đặt ra lúc đầu.
Vài năm sau đó, Nokia đã dễ dàng vượt mặt Motorola và chễm chệ ở vị trí số 1 trên thị trường di động . Trong giai đoạn từ 1996 đến 2001, doanh thu của họ đã tăng vượt bậc gần 5 lần, từ 6,5 tỷ Euro lên 31 tỷ Euro.
Cái giá quá đắt cho sự bảo thủ
Nokia quá tự tin về khả năng của mình
Thành công đến quá nhanh chóng, khi đế chế Nokia đã vĩ đại tới mức tưởng chừng không thể công phá thì tất cả mọi thứ sụp đổ. Năm 2007, Apple gia nhập cuộc đua sản xuất điện thoại thông minh với mẫu điện thoại mang tính biểu tượng của họ – Iphone. Tuy nhiên, do quá tự tin về vị thế của mình, hãng đã không coi sự xuất hiện của Iphone là một mối đe dọa cho doanh số bán hàng. Hơn nữa, tại thời điểm đó Apple chỉ sản xuất điện thoại mảng 2G, trong khi điện thoại Nokia đã nâng cấp lên mạng 3G. Vì vậy, họ càng có lý do để “khinh địch”.
Sự chậm chạp của Nokia trong việc đổi mới sáng tạo
Lúc Google ra mắt hệ điều hành Android vào năm 2008, thay vì chuyển sang Android, Nokia tiếp tục sản xuất điện thoại chạy hệ điều hành lỗi thời – Symbian. Sau đó, công ty hợp tác với Microsoft để sản xuất điện thoại Window vào năm 2011 nhưng không tạo được thành công do quá ít ứng dụng.
Cú rớt từ đỉnh cao đến “đáy xã hội”
Năm 2014, Microsoft đã mua lại bộ phận sản xuất điện thoại Nokia với mức giá 7,1 tỷ USD trước khi hãng này tuyên bố phá sản. Sự sụp đổ của hãng này đã gây bàng hoàng cho người tiêu dùng và công luận thế giới , nhưng với những người quan tâm đến công nghệ, sự đi xuống này là một cú trượt dài.
Hình ảnh CEO Nokia bật khóc trong buổi họp báo bán lại cho Microsoft đã cho thấy sự bất lực của “cựu vương” trước sự phát triển chóng mặt của các nhà sản xuất mới nổi.
Bạn nghĩ sao về “sự khác biệt hóa” trong chiến lược của Nokia?
Tại sao nhiều hãng điện thoại khác lại “khác biệt hóa” thành công, trong khi Nokia lại thất bại?
Cập nhật thông tin mới nhất tại Media Trend mỗi ngày.
Tổng hợp