31.7 C
Ho Chi Minh City
Thứ Ba, Tháng Tư 30, 2024

McDonald’s là thương hiệu đồ ăn nhanh hay “phân lô bán nền”?

Sự thịnh vượng của McDonald's nhờ vào kinh doanh bất động sản

Tính đến tháng 7/2023, giá trị vốn hóa của McDonald’s – một đế chế đồ ăn nhanh, xấp xỉ 213 tỷ USD. Tuy nhiên ít người biết rằng McDonald’s còn là một tay chơi sừng sỏ trong lĩnh vực bất động sản. 

Tính tới cuối năm 2022, công ty này đã nắm giữ trong tay hơn 18,000 bất động sản ở gần 200 quốc gia, ước tính có giá trị hàng chục tỷ USD. Vậy tại sao một hãng đồ ăn nhanh lại dấn thân vào bất động sản? Và chiến lược của họ là gì? Để hiểu tại sao McDonald’s lại kinh doanh bất động sản, chúng ta phải quay về khởi nguồn của thương hiệu này.

Lịch sử kinh doanh của McDonald’s

Khởi đầu khiêm tốn

McDonald’s ban đầu chỉ là một nhà hàng nhỏ tại vùng California của nước Mỹ, được vận hành bởi hai anh em Richard McDonalds và Maurice McDonalds. Cho đến một ngày, một vị doanh nhân tên Ray Kroc đã tới thăm nơi này sau khi nhận được đơn đặt hàng khá nhiều máy móc, thiết bị từ McDonald’s. Ở đó, ông đã thấy được một chuỗi đồ ăn nhanh sở hữu rất nhiều tiềm năng ngay từ tốc độ phục vụ và sự tối giản trong các món ăn.

nhà hàng McDonald's đầu tiên
Nhà hàng McDonald’s đầu tiên – Nguồn: Britannica

Bắt đầu mở rộng mô hình kinh doanh

Kroc đề nghị được hợp tác kinh doanh với anh em nhà McDonalds. Sau một số thành công bước đầu, vào năm 1954, ông Kroc được hai em McDonalds cho phép chịu trách nhiệm về việc nhượng quyền thương hiệu của McDonald’s, mở một vài nhà hàng đồ ăn nhanh trên khắp nước Mỹ.

Ray Kroc - Doanh nhân Mỹ tạo dựng nên đế chế đồ ăn nhanh tỷ USD
Ray Kroc – Doanh nhân Mỹ tạo dựng nên đế chế đồ ăn nhanh tỷ USD – Nguồn: Doanh nghiệp hội nhập

Doanh thu từ cho thuê nhượng quyền không đủ duy trì

Tuy nhiên, ông sớm nhận ra tiền bản quyền thương hiệu ông thu về sẽ không đủ để trang trải các chi phí và nhanh chóng chuyển sang một chiến lược khác bền vững hơn, “Kinh doanh bất động sản”. Thay vì nhượng quyền thông thường – người được nhượng quyền phải đi thuê địa điểm, Kroc đã mua đứt bất động sản, sau đó sửa lại thành nhà hàng McDonald’s. Ông cho thuê nó với các người muốn được nhượng quyền.

Nhà hàng nằm ở những vị trí đắc địa

Tiền từ việc cho thuê bất động sản dồi dào hơn nhượng quyền thương hiệu rất nhiều. McDonald’s giờ đây có thể nhanh chóng lan rộng ra khắp nước Mỹ. Vào năm 1961, Ray Kroc quyết định vung 2,7 triệu USD, tức khoảng 27 triệu USD nếu tính theo lạm phát để mua đứt McDonald’s. Vào lúc này, việc kinh doanh bất động sản đã là quân bài tẩy của McDonald’s.

Chỉ chưa đầy 5 năm sau, đã có hơn 700 nhà hàng được mở cửa khắp nước Mỹ. Ngay cả thời điểm khủng hoảng kinh tế tại Mỹ, bất chấp tình hình không mấy khả quan, có hơn 600 nhà hàng được khai trương trên toàn thế giới. Các nhà hàng McDonald’s đều được đặt ở vị trí sầm uất như ở ngã tư hay các địa điểm du lịch.

Nhà hàng McDonald's xuất hiện ở rất nhiều khu vực trên thế giới
Nhà hàng McDonald’s xuất hiện ở rất nhiều khu vực trên thế giới – Nguồn: Reddit

Bất động sản “con đường sống” của McDonald’s

Ban đầu, McDonald’s sẽ chỉ bỏ ra một khoản nhỏ để sở hữu các lô đất đó và mở nhà hàng. Thông qua những ông chủ mua nhượng quyền, thương hiệu sẽ dần trả lại cả vốn lẫn lãi bằng lợi nhuận hàng tháng cũng như tiền thuê đất của những người nhượng quyền kinh doanh McDonald’s.

Tới nay, khoảng 45% số lô đất có sự xuất hiện của McDonald’s đã được thương hiệu này mua đứt. Trong thời kỳ bong bóng nhà đất tại Mỹ năm 2008, giá nhà đất đã giảm sâu. Nhận thấy cơ hội vàng lại đến, thương hiệu này đã vung tiền bắt đáy, mua lại rất nhiều khu đất với giá rẻ gấp nhiều lần bình thường để mở nhà hàng.

Khủng hoảng kinh tế, sự suy giảm thu nhập lại càng kéo người dân trên toàn thế giới đến với đồ ăn nhanh, vốn rẻ hơn những thực phẩm tươi rất nhiều. Trong khi thị trường nhà đất thế giới đang đều điêu đứng, tài sản của McDonald’s đang nắm giữ vẫn duy trì được giá trị của mình, thậm chí còn tăng thêm.

Kết luận

McDonald’s là hình mẫu của một doanh nghiệp đã tìm đến được công thức của thành công bằng cách đa dạng dòng tiền để trụ vững và phát triển doanh nghiệp.

Bạn nghĩ sao về cách làm này của McDonald’s?

Liệu nó có quá rủi ro hay đơn thuần là quá phức tạp để các doanh nghiệp khác noi theo?

Cập nhật thông tin mới nhất tại Media Trend mỗi ngày.

Tổng hợp

Bài viết mới

Có thể bạn muốn xem

Elon Musk và Mark Zuckerberg: từ Bạn hóa Thù

Trong suốt nhiều năm, cả hai tỷ phú công nghệ hàng đầu là Elon Musk và Mark Zuckerberg đã liên tục xảy ra mâu thuẫn và thường xuyên công khai chỉ trích lẫn nhau.

Tựa game kinh điển Plant Empries tái xuất tại Việt Nam

Sau hai tuần ra mắt, Plant Empries đã trở thành tựa game kinh điển phá đảo CH Play cùng App Store với vị trí...

Liệu dự án kênh đào Kra của Thái Lan có thay thế được eo biển Malacca?

Giấc mộng về kênh đào Kra vẫn luôn cháy âm ỉ trong lòng những người con đất Thái. Song song với những ưu thế về kinh tế, tài chính và chính trị, dự án kênh đào Kra cũng đối mặt với những hạn chế khiến nó chỉ tồn tại trên giấy tờ kéo dài suốt ba thế kỷ.
Có thể bạn cũng thích