25.6 C
Ho Chi Minh City
Thứ Năm, Tháng Mười 10, 2024

Đại chiến gia tộc Dassler: Khi hai nhà sáng lập của hai thương hiệu Adidas và Puma là anh em ruột

Puma và adidas là hai cái tên không còn xa lạ trong giới thời trang hay phụ kiện thể thao. Thế nhưng ít ai biết rằng, chủ sở hữu của hai thương hiệu này lại là hai anh em một nhà. Lý do nào kiến mỗi người phải tự thành lập công ty và trở thành kẻ thù “không đội trời chung”?

Khởi nguồn vụ việc của hai anh em nhà Dassler

Hai anh em Rudolf Dassler (Rudi) và Adolf Dassker (Adi) có niềm đam mê với giày từ nhỏ, họ đã tự may thủ công những đôi giày đầu tiên trong phòng giặt ở nhà. Đến năm 1919, họ cùng xây dựng xưởn may thể thao Gebrüder Dassler và gọi tắt là Geda. Thời điểm Thế vận hội Olympic năm 1936 ở Berlin diễn ra, nhãn hàng Geda đã trở nên phổ biến khắp thế giới khi những vận động viên mang giày của họ đã mang về tổng cộng 7 huy chương vàng, 5 huy chương bạc và đồng.

Đại chiến gia tộc Dassler: Khi hai nhà sáng lập của hai thương hiệu Adidas và Puma là anh em ruột
                                               Giày của anh em nhà Dassler tại Olympic| Ảnh từ: Kenh14.vn

Tuy nhiên, ngay khi thương hiệu của họ ngày càng phát triển thì chiến tranh lại bất ngờ ập đến, nhà máy Geda buộc phải chuyển thành một nơi sản xuất vũ khí. Người anh Rudolf sống sót trở về từ chiến trường còn người em Adolf thì được ở nhà. Vào tháng 1/1948, sau khi Rudolf sống sót trở về từ chiến trường, hai anh em xảy ra xích mích. Kết quả là họ quay lưng với nhau và tách ra kinh doanh riêng.

Sự ra đời và những cuộc “đối đầu” của hai nhà sáng lập đế chế giày thể thao và thời trang nứt tiếng lúc bấy giờ

Cùng năm 1948, Rudolf đã tự thành lập thương hiệu giày thể thao. Ban đầu anh muốn đặt tên là “Ruda” (ghép các ký tự đầu trong tên và họ của anh – Rudolf Dassler) nhưng cuối cùng đã đổi loại thành “Puma”. Một năm sau đó, người em Adolf Dassler cũng thành lập thương hiệu, và lấy tên là didas (ghép từ biệt danh “Adi” và hai ký tự đầu của họ “Dassler”).

 

Đại chiến gia tộc Dassler: Khi hai nhà sáng lập của hai thương hiệu Adidas và Puma là anh em ruột
                                                                          Hình ảnh: PUMA| Nguồn ảnh: elleman.vn

Trong một lần Adolf đến sân bóng xem tập luyện, ông thấy mẫu giày bóng đá mới của mình trông rất giống với thiết kế của anh trai. Để chứng tỏ sự khác biệt, ông đã quệt sơn trắng lên giày, tạo thành phiên bản logo ba sọc đầu tiên của adidas. Logo giày của adidas vừa xuất hiện thì logo mang thương hiệu của Puma cũng xuất hiện trên phố. Hai bên bắt đầu xung đột nhau về những ý tưởng trùng lặp trên sản phẩm, tiêu biểu là thiết kế đinh chống trượt của giày thể thao. Cuộc tranh giành ảnh hưởng cũng bắt đầu từ đây.

Michael Dassler, cháu trai của “cha đẻ” Puma nhớ lại: “Trong ký ức của tôi, chưa bao giờ ông nội Rudolf và em trai có bất kỳ mối liên hệ nào với nhau. Không ai trong gia đình được phép nhắc đến cái tên adidas.” Vào những năm 1070, khi hai anh em lần lượt qua đời, thi thể của họ cũng được chôn cất ở hai đầu đối diện nhau tại nghĩa trang thị trấn.

Dù nhà sáng lập đã mất nhưng cuộc chiến giữa hai thương hiệu adidas và Puma vào danh sách “Những cuộc đối đầu kinh doanh lớn nhất mọi thời đại”. Tính đến thời điểm hiện tại, dù không còn mối bất hòa gay gắt giữa hai anh em nhà Dassler nhưng Puma và adidas vẫn là đối thủ trong giới thời trang và phụ kiện thể thao. Năm 2021, Puma đạt doanh thu 7,91 tỷ USD, trong khi adidas thu về hơn 24 tỷ USD.

Theo Advertising Vietnam

Bài viết mới

Có thể bạn muốn xem

Jisoo “cô gái vàng” trong làng đại sứ và cuộc chiến cát xê giữa Cartier và Dior

Jisoo chị cả Black Pink là cái tên không mấy xa lạ đến từ xứ Hàn, cô được mệnh danh là cô gái đắt...

Trà sữa món đồ uống đứng thứ 3 Đông Nam Á, chiếm thế thượng phong tại thị trường Việt

Theo Momentum Works và qlub cho biết, doanh thu trà sữa tại Việt Nam lên đến hàng triệu USD năm giữ vị trí thứ...

Liệu dự án kênh đào Kra của Thái Lan có thay thế được eo biển Malacca?

Giấc mộng về kênh đào Kra vẫn luôn cháy âm ỉ trong lòng những người con đất Thái. Song song với những ưu thế về kinh tế, tài chính và chính trị, dự án kênh đào Kra cũng đối mặt với những hạn chế khiến nó chỉ tồn tại trên giấy tờ kéo dài suốt ba thế kỷ.
Có thể bạn cũng thích