27.8 C
Ho Chi Minh City
Thứ Tư, Tháng Năm 22, 2024

Thế Giới Di Động sa thải gần 17.000 nhân viên

Thế Giới Di Động sa sút và sa thải gần 17.000 nhân viên

Trong quý 1 của năm 2023 đã có hơn 17.000 nhân viên của hệ thống Thế Giới Di Động buộc phải dừng việc và lợi nhuận sau thuế đã giảm đến 98% so với cùng kỳ năm 2022. 

Nguyên nhân khiến cho Thế Giới Di Động sa sút?

Công ty cổ phần đầu tư Thế Giới Di Động (mã chứng khoán: MWG) vừa công bố báo cáo tài chính quý I. Trong kỳ, doanh thu MWG đạt hơn 27.105 tỷ đồng, giảm 25,7% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận hơn 21 tỷ đồng, giảm 98,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, biên lợi nhuận gộp giảm từ 22,3% về còn 19,2%.Từ 2014 tới nay, chưa quý nào lợi nhuận của Thế Giới Di Động xuống dưới 21 tỷ đồng, như vậy, lợi nhuận quý I/2023 là mức thấp nhất từ trước tới nay.

Thế Giới Di Động
Hình ảnh cửa hàng Thế Giới Di Động / Nguồn ảnh: Thegioiđiong.com

Doanh nhân Nguyễn Đức Tài một trong những nhà sáng lập và hiện đang giữ chức Chủ tịch của CTCP đầu tư Thế Giới Di Động, là một người có nhiều kinh nghiệm về bán hàng, và kinh doanh thương mại. Tuy nhiên trước sự suy giảm của thị trường, Thế Giới Di Động cũng gặp không ít khó khăn về mặt doanh số.

doanh nhân Nguyễn Đức Tài
Doanh nhân Nguyễn Đức Tài / Nguồn ảnh: SoHa

Nguyên nhân làm suy giảm doanh số của của Thế Giới Di Động

Sự đa dạng mặt hàng đôi khi lại là một điểm trừ trong bối cảnh hiện nay. Nếu 90% các mặt hàng trong Thế Giới Di Động đều là các thương hiệu, những dòng sản phẩm, linh kiện có liên quan đến điện thoại,…

Thì các đối thủ cạnh của Thế Giới Di Động như Cellphones, HNamMobile,… lại chỉ bán 20% sản phẩm. Cụ thể, những đối thủ cạnh tranh này áp dụng theo quy luật 20 80, họ chọ ra 20% sản phẩm để bán nhưng mặt hàng quan trọng nhất, chiếm 80% doanh số của họ.

Chiến lược kinh doanh này giúp các cửa hàng nhỏ lẻ ít bị giữ vốn, hạn chế rủi ro nhiều hơn với các sản phẩm có mức tiêu thụ chậm, trong khi đó MWG (Thế Giới Di Động) phải đối mặt với nhiều khó khăn vì người tiêu dùng hiện giờ đang có xu hướng chọn mua những mặt hàng phổ biến hơn những mặt hàng hiếm.

Những cửa hàng cạnh tranh với Thế Giới Di Động cho biết (Cellphones, HNamMobile,…) họ chấp nhận bán lời ít, huề vốn hoặc thậm chí thua lỗ, vì các giá bán điện thoại của họ (nhất là Iphone) cũng đều rẻ hơn Thế Giới Di Động từ 1 triệu, cho đến vài triệu đồng.

Đặc biệt, các hãng điện thoại nổi tiếng trên thế giới như SamSung hay Apple bắt đầu phân bố cho những cửa hàng nhỏ hơn. Hiện nay khi khách hàng có nhu cầu muốn mua điện thoại di dộng mới, phần lớn họ sẽ không còn chọn mua ở những cửa hàng lớn nhất nữa, mà họ sẽ tìm đến các cửa hàng nhỏ hơn, có sự quen biết hoặc gần nhà, điều này có thể giúp cho họ nhận được bảo hành tốt hơn, giá mua cũng rẻ hơn. Chính vì vậy Thế Giới Di Động phải chịu sức ép cạnh tranh từ các cửa hàng nhỏ lẻ khác.

Tóm lại, từ những nguyên nhân được nêu ra ở trên, thì cũng có thể lý giải được cho mạng lưới lâu nay được xem thống soái của Thế Giới Di Động gặp sa sút trong doanh số bán hàng.

Theo 5 phút chuyện thị trường.

Bài viết mới

Có thể bạn muốn xem

Toyota đang bị bỏ lại phía sau trong cuộc đua xe điện

Vào ngày 1 tháng 4 năm 2023, ông Akia Toyoda - Chủ tịch kiêm CEO của tập đoàn Toyota, đã từ chức.

Tháng 6 – 2022: Google Nga chính thức nộp đơn phá sản

Ngày 18 tháng 5 - Google LLC đã đăng thông báo trên cơ quan đăng ký doanh nghiệp Fedresurs của Nga rằng họ dự...

Jisoo “cô gái vàng” trong làng đại sứ và cuộc chiến cát xê giữa Cartier và Dior

Jisoo chị cả Black Pink là cái tên không mấy xa lạ đến từ xứ Hàn, cô được mệnh danh là cô gái đắt...
Có thể bạn cũng thích