27.3 C
Ho Chi Minh City
Thứ Sáu, Tháng Mười Hai 6, 2024

Việt Nam chi 362 triệu USD/năm cho trà sữa, đứng vị trí thứ 3 Đông Nam Á

VIỆT NAM CHI 362 TRIỆU USD/NĂM CHO TRÀ SỮA, ĐỨNG VỊ TRÍ THỨ 3 ĐÔNG NAM Á

Vào những năm gần đây trà sữa và các loại trà tương đương là món nước được rất nhiều thực khách tin dùng, vì thế với “cơn sốt” này đã mang về cho ngành F&B doanh thu khổng lồ lên đến 3,7 tỷ USD, thông tin vừa được cập nhật vào ngày 16/8.

Lượng tiêu thụ trà sữa tại các quốc gia ở Đông Nam Á

Bảng thống kê lượng tiêu thụ trà sữa tại các quốc gia Đông Nam Á
Bảng xếp hạng lượng tiêu thụ trà sữa của các quốc gia Đông Nam Á

Theo Momentum Works và qlub cho biết quốc gia đứng đầu trong việc tiêu thụ trà sữa tại Đông Nam Á là Indonesia với doanh thu lên đến 1,6 tỷ USD. Kế đó là Thái Lan 749 triệu USD. Và không ai khác tại vị trí thứ 3 đó chính là Việt Nam với con số không hề nhỏ 362 triệu USD thậm chí còn cao hơn cả Singapore (vị trí thứ 4), theo sau đó là Malaysia và Philippines.

Hiện tại có hơn 60 thương hiệu trà sữa với mức giá và phục vụ thị hiếu khác nhau ở Singapore. Điều này khiến Singapore trở thành điểm đến tuyệt vời cho các thương hiệu cao cấp, theo các nhà nghiên cứu. Dù là quốc gia nhỏ nhất trong khu vực, nhưng người tiêu dùng Singapore lại có sức mua mạnh nhất vì giá trung bình của một đơn hàng ở nước này cao gấp gần 2 lần các quốc gia khác trong khu vực.

Với khối lượng tiêu thụ như thế nên các quốc gia tại Đông Nam Á sẽ được rất nhiều thương hiệu lớn nhỏ trên thế giới để mắt đến, sẵn sàng chi trả một số lượng lớn kinh phí để có thể mở ra các chi nhánh tại các quốc gia này.

Trà sữa và các loại trân châu ăn kèm
sữa và các loại trân châu món đồ uống quen thuộc được người tiêu dùng ưa chuộng

Định hướng phát triển ngành trà sữa tại Đông Nam Á của chuyên gia

Mặc dù ngành trà sữa tại Đông Nam Á sớm đã bị thống trị bởi các thương hiệu nội địa hoặc thương hiệu Đài Loan (Trung Quốc). Nhưng khi hàng loạt thương hiệu Trung Quốc đại lục xâm nhập vào thị trường Đông Nam Á thì điều này hoàn toàn có thể thay đổi.

Trà sữa trân châu
 Trà sữa trân châu

“Nhiều người trẻ ở Đông Nam Á muốn tự mở cửa hàng trà sữa. Mặc dù có tỷ suất lợi nhuận cao, nhưng trà sữa vẫn là một ngành hàng khó cạnh tranh do các sản phẩm dễ sao chép và các vấn đề về chuỗi cung ứng” (Ông Sik Hoe Yong, giám đốc điều hành qlub cho biết).

Để làm được điều này đổi hỏi các bạn trẻ Đông Nam Á phải thật am hiểu về lĩnh vực F&B, cũng như tâm lý người tiêu dùng của mình. Tuy nhiên, để có thể thay đổi thói quen lâu đời của thực khách sẽ cần rất nhiều sự kiên nhẫn và nhiều thời gian.

Việt Nam thị trường trà sữa đầy tiềm năng

Đà Nẵng, Nha Trang, Hải Phòng, Hạ Long… là những nơi có tốc độ phát triển vượt bậc trong những năm gần đây. Lượng khách du lịch lui tới những địa điểm này vô cùng lớn. Tỉ lệ người dân đến thành phố này định cư cũng tăng đột biết. Vì thế, các mô hình kinh doanh đồ ăn, nước uống cũng được mở ra rộng rãi hơn và phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Dự đoán, các thương hiệu trà sữa nổi tiếng sẽ nhanh chóng “phủ sóng” ra thị trường tỉnh lẻ. Với sức nóng thương hiệu ở các thành phố lớn, không khó để các thương hiệu này lôi kéo khách hàng tỉnh trải nghiệm. Nếu trước đây, trà sữa có thể được xem là món nước ưa thích cho các bạn trẻ, khách du lịch, thì ngày nay khách hàng mục tiêu của loại nước uống này được mở rộng hơn, thu hút được lượng lớn khách hàng trung niên. Chưa tính đến mức thu nhập tại các tỉnh lẻ hiện nay cũng đang tăng cao và sẽ không dừng lại ở đó.

Với những ưu điểm đó chúng ta có thể thấy được Việt Nam đang là một đất nước tiềm năng trong việc phát triển ngành F&B.

Theo Brand Việt Nam

Bài viết mới

Có thể bạn muốn xem

Concept Tử Tế tổ chức triển lãm đa giác quan mang tên “CALM” tại trường Đại học Mỹ Thuật TP.HCM

Ngày 05 tháng 12 năm 2023, Concept Tử Tế (Tu Te) tổ chức triển lãm đa giác quan CALM Exhibition tại trường Đại học...

Đế chế đồ chơi LEGO vực dậy sau 3 lần rơi xuống “đáy xã hội”

Ngày nay có lẽ ai cũng quen thuộc với đồ chơi Lego. Thậm chí có cả những giải thi đấu, kỷ lục thế giới và rất nhiều CLB đam mê. Nhưng ít ai biết gã khổng lồ đồ chơi này có một xuất phát điểm rất khiêm tốn.

Nokia – Sự sụp đổ của một huyền thoại

Từng là gã khổng lồ, chiếm tới hơn 40% thị phần và không hề có đối thủ tương xứng. Thật khó để tưởng tượng được ngày mà Nokia buộc phải bán đi bộ phận sản xuất điện thoại của mình.
Có thể bạn cũng thích