32.8 C
Ho Chi Minh City
Thứ Ba, Tháng Tư 30, 2024

Vén màn bí ẩn về chiến dịch thu gom quần áo cũ của H&M

Chiến dịch quyên góp và tái chế quần áo cũ của H&M được thực hiện tại 40 thị trường trên toàn thế giới, trong đó có cả Việt Nam. Nhưng sự thật H&M không hề tái chế mà vứt bỏ hoặc đốt chúng tại các nước nghèo ở Châu Phi.

Không thể phủ nhận rằng ai ai trên khắp thế giới này cũng đều mong muốn sở hữu được những bộ quần áo mới và đẹp. Tuy nhiên do không kiểm soát được sự gia tăng khủng khiếp nên nhiều chuyên gia đã tỏ ra quan ngại trước lượng quần áo không được sử dụng sẽ đi về đâu. 

“Đừng lãng phí những bộ quần áo không dùng nữa! Thay vào đó hãy đem chúng đến cho chúng tôi, chúng tôi sẽ giúp bạn phân loại và đưa vào quá trình tái chế để ‘hồi sinh’ chúng” – Đó là những tuyên bố trên Website của hãng thời trang nhanh nổi tiếng H&M trong những năm trở lại đây nhằm khích lệ người tiêu dùng bỏ quần áo không sử dụng vào “thùng tái chế” tại cửa hàng H&M.

Lời kêu gọi
Lời kêu gọi bảo vệ hành tinh của H&M – Nguồn: Cargocollective.com

Tuy nhiên, có vẻ như H&M đã không làm đúng như cam kết ban đầu của mình sau khi bị một nhóm phóng viên của một tờ báo Thủy Điển – Aftonbladet vạch trần sự thật.

Vậy chuyện gì đã thực sự xảy ra?

H&M đã cam kết thu gom quần áo cũ từ khách hàng và tiếp tục bán chúng dưới dạng hàng cũ hoặc tái chế. Người đưa quần áo vào thùng thu gom của H&M sẽ nhận được một phiếu giảm giá như một động lực khích lệ.

Thùng bỏ quần áo cũ
Thùng bỏ quần áo cũ của hãng thời trang H&M – Nguồn: The Guardian

Chiến dịch quyên góp quần áo cũ và tái chế của H&M đã được khởi đầu từ năm 2013 tại 40 thị trường trên toàn thế giới, bao gồm cả thị trường Việt Nam.

Nhưng vào ngày 19/6 vừa qua, nhóm phóng viên người Thủy Điển đã đặt ra nhiều hoài nghi về chiến dịch của H&M. Họ đã âm thầm điều tra và phát hiện ra được một sự thật chấn động làng thời trang thế giới. Tất cả quần áo được người tiêu dùng quyên góp đều được bán sang Châu Phi hoặc các nước nghèo, để rồi phần lớn trong số đó đều bị vứt bỏ hoặc đốt.

Bãi rác quần áo cũ tại Ghana - quốc gia tại Tây Phi
Bãi rác quần áo cũ tại Ghana – Quốc gia tại Tây Phi – Nguồn: Duytom.com

Cụ thể, để điều tra con đường đi của đống quần áo cũ, nhóm phóng viên đã bí mật gắn thiết bị theo dõi có chip GPS vào 10 sản phẩm quần áo cũ và đặt chúng vào thùng thu gom ở của hàng của H&M. Dữ liệu từ thiết bị cho thấy rằng, quần áo cũ đã được chuyển đến 3 cơ sở phân loại ở Đức. Sau đó, trong số 10 sản phẩm, có 3 sản phẩm đã đi trên tàu biển và đến đến Beni, một quốc gia tại khu vực Tây Phi.

Theo dữ liệu tờ Aftonbladet cung cấp, số quần áo cũ trên đã di chuyển khoảng 1,5 vòng quanh trái đất, tương đương khoảng 60.000 km trên nhiều loại phương tiện khác nhau như tàu lửa, tàu thủy, xe tải,…

Vậy sự thật H&M không hề tái chế, lý do là họ thường sử dụng các loại vải sợi như Polyamid (PA); Polyester (PES); Polyvinylacol (PVA); Polyuréthane (PU); Polyacrylique (PAC);… Đây là những loại chất khó phân hủy trong môi trường tự nhiên – khoảng 200 năm cho những loại vải có cấu trúc “Poly” – cấu trúc có nhiều dãy mắt xích liên kết với nhau. Chính vì thế nên ở Châu Âu, thường có gần 1% tổng số quần áo bị vứt bỏ được nghiền ra để đưa về loại nguyên liệu cấp thấp, 99% còn lại được đem vào lò đốt.

Cấu trúc hóa học chuỗi Polyester
Cấu trúc hóa học chuỗi Polyester – Nguồn: Dugarco

Giám đốc phát triển bền vững của H&M, ông Henrik Lampa, đã cho biết rằng chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ, đúng 0,1%, của tổng số quần áo mà các tổ chức từ thiện thu thập được đã được tái chế và chuyển đổi thành vật liệu mới.

Tờ Vasterbottens cũng đưa tin rằng từ đầu năm 2023 đến nay, 3 công ty đã nhận quần áo cũ từ H&M và xuất khẩu 5.711 kiện hàng đến châu Phi, tương đương với hơn một triệu sản phẩm may mặc. Tuy nhiên, một nửa số lượng này đã bị loại bỏ vì nhiều lý do, bao gồm tình trạng hỏng hóc, không phù hợp với khí hậu Châu Phi, kích cỡ quá lớn hoặc quá nhỏ, cũng như không phù hợp với văn hóa địa phương về màu sắc và kiểu dáng.

…và sự thật của ngành thời trang nhanh được che đậy phía sau bức màn

Theo thống kê, một người tiêu dùng ở khu vực Châu Âu trung bình mỗi năm thải ra khoảng 11kg quần áo cũ không dùng tới. Con số này thậm chí lớn hơn gấp 3 lần tại Mỹ, lên tới 37 kg trung bình mỗi người, mỗi năm.

Tờ Aftonbladet có đề cập rằng “mỗi năm có khoảng 100 tỷ bộ quần áo được sản xuất và trung bình chỉ được sử dụng khoảng 7 lần trước khi bị vứt bỏ”.

Người tiêu dùng xếp hàng tại một của hàng thời trang H&M ở Moscow
Người tiêu dùng xếp hàng tại một của hàng thời trang H&M ở Moscow – Nguồn: Người Đưa Tin

Trong ngành may mặc, khoảng 90% các sản phẩm được làm từ vải cotton (polyalcohol) hoặc vải polyester. Vải cotton đóng vai trò quan trọng và tiêu thụ lượng nước lớn trong quá trình sản xuất may mặc. Ngoài ra, khi nhắc đến vải cotton, không thể không đề cập đến quá trình sản xuất bông. Sản xuất bông chủ yếu dựa vào việc sử dụng thuốc trừ sâu. Dù chỉ chiếm 2,4% diện tích đất canh tác trên toàn cầu, nhưng ngành trồng bông lại sử dụng tới 11% tổng lượng thuốc trừ sâu trên thế giới.

Ngoài ra, cây bông cũng là loại cây trồng cần nhiều nước nhất. Để sản xuất một kilogram bông, cần sử dụng từ 7.000 đến 29.000 lít nước. Những con số này gây tác động tiêu cực đến môi trường và cộng đồng sống gần các cơ sở sản xuất bông.

Ngành dệt may đang gây ra một lượng lớn nước thải được xả vào môi trường, với mức trung bình khoảng 70 triệu mét khối nước thải mỗi năm. Đối với ngành dệt may, để sản xuất 1 kilogram (kg) sợi bông (cotton), tương đương với 1 chiếc áo phông và 1 chiếc quần bò, cần sử dụng đến 20.000 lít nước. Theo một báo cáo của Liên hợp quốc năm 2019, sản lượng quần áo trên toàn cầu đã tăng gấp đôi từ năm 2000 đến năm 2014. Ngành công nghiệp này góp phần vào khoảng 20% tổng lượng nước thải trên toàn cầu.

Thời trang nhanh ngày càng chiếm ưu thế bởi nó cung ứng cho người tiêu dùng nhiều thiết kế khác nhau và mẫu mã thay đổi liên tục. Kèm theo là giá cả lại rẻ và dễ tiếp cận hơn so với thời trang trang cao cấp. Để đạt được mức giá rẻ thì các nhà sản xuất cũng sử dụng nguyên liệu chất lượng thấp (Polyester), khó phân hủy. Người tiêu dùng cũng đòi hỏi màu sắc đa dạng và rực rỡ hơn. Để làm được màu sắc như vậy cũng nhờ vào các hóa chất độc hại.

Nguồn nước ô nhiễm do nước thải dệt
Nguồn nước ô nhiễm do nước thải dệt – Nguồn: Ecobuy

Nghiên cứu của Quỹ Ellen MacArthur, một tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Anh, đã chỉ ra rằng sản xuất quần áo trên toàn cầu đã tăng gấp đôi trong 15 năm qua, đồng thời chứng kiến những thay đổi đáng kể trong vòng 50 năm qua. Tần suất thay mới quần áo của người tiêu dùng cũng ngày càng nhanh hơn.

Và còn rất nhiều tác hại khác của ngành này ảnh hưởng đến môi trường.

Quay trở lại vấn đề của H&M

Theo quan điểm của Tanja Gotthardsen – chuyên gia giải quyết mặt tối ngành dệt may, hành động của H&M chỉ đóng góp vào sự phát triển sai lệch, bởi vì nó thúc đẩy sự tiếp tục mua sắm quần áo mà không giải quyết vấn đề môi trường.

Đại đa số mọi người có niềm tin thiếu hiểu biết về một vòng lặp tuần hoàn khép kín “Sản xuất – Tiêu dùng -Tái chế”. Nhưng thực chất trong bất kì quy trình sản xuất nào cũng không thể đạt được hiệu suất 100% mà đều sản sinh ra hao phí. Cho nên điều quan trong là cân nhắc, xem xét các vấn đề về chi phí, doanh thu, nguồn lực,… để đưa ra biện pháp hành động tối ưu nhất.

Cập nhật thông tin mới nhất tại Media Trend mỗi ngày.

Tổng hợp

Bài viết mới

Có thể bạn muốn xem

Tháng 6 – 2022: Google Nga chính thức nộp đơn phá sản

Ngày 18 tháng 5 - Google LLC đã đăng thông báo trên cơ quan đăng ký doanh nghiệp Fedresurs của Nga rằng họ dự...

Tiktok nền tảng mạng xã hội chạy quảng cáo hiệu quả nhất năm 2022

Vài năm trở lại đây, Tiktok được rất nhiều người dùng Việt Nam ưa chuộng, nhanh chóng phủ sóng rộng rãi khắp cả nước....

8 lỗi khi viết thông cáo báo chí các tân binh nên lưu ý

Theo Hubspot, thông cáo báo chí (Press release) là một thông báo chính thức, một mắt xích quan trọng trong chuỗi thông tin của...
Có thể bạn cũng thích