Giấc mộng về kênh đào Kra vẫn luôn cháy âm ỉ trong lòng những người con đất Thái. Song song với những ưu thế về kinh tế, tài chính và chính trị, dự án kênh đào Kra cũng đối mặt với những hạn chế khiến nó chỉ tồn tại trên giấy tờ kéo dài suốt ba thế kỷ.
Malacca – Eo biển nhộn nhịp thứ hai thế giới

Đây là eo biển Malacca, với độ dài khoảng 800 km, đây là tuyến đường ngắn nhất nối liền Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Gần 40% lượng hàng hóa thế giới được vận chuyển qua eo biển này, với tổng giá trị lên đến 3,37 nghìn tỷ USD mỗi năm, thuộc hải phận của Singapore, Malaysia và Indonesia. Eo biển Malacca đã đem đến sự phồn vinh về giao thương cho các quốc gia này trong nhiều thế kỷ.

Tuy nhiên, từ rất lâu, Thái Lan đã ấp ủ dự án kênh đào Kra. Dự án này sẽ rút ngắn quãng đường vận chuyển, thay đổi vị thế của eo biển Malacca, cũng như cục bộ cuộc chơi vận chuyển hàng hải thế giới.

Lịch sử cầm quyền
Từ thế kỷ thứ VII đến thể kỷ thứ XIII, eo biển Malacca đã là một tuyến đường giao thương trọng điểm, thuộc quyền cai trị của đế chế Srivijaya. Từ eo biển này, tất cả các hàng hóa như gia vị, nông sản, kim loại quý, đồ chế tác thủ công đã có thể tìm đường đến phương Tây.
Đến thế kỷ thứ XVIII, sau hơn 200 năm cạnh tranh với Hà Lan và Tây Ban Nha. Quyền kiểm soát eo biển được chuyển giao cho hải quan Anh thông qua hiệp ước Anglo-Dutch. Nhưng đến thế kỷ XX, các nước trong khu vực Đông Nam Á bắt đầu giành được độc lập; Malaysia, Indonesia và sau đó là sự tách rời của Singapore khỏi Malaysia. Các quốc gia này đều muốn kiểm soát giao thương thông qua eo biển Malacca. Nhưng tuy nhiên, chỉ có một nhà lãnh đạo nhìn thấy được tiềm năng thực sự của eo biển này, đó là ông Lý Quang Diệu.

Tầm quan trọng của eo biển Malacca
Malacca là một món quà của địa lý dành tặng cho Singapore. Khi quốc gia này giành độc lập vào năm 1965, ông Lý Quang Diệu đã xây dựng nên một nền kinh tế xuất khẩu giá trị. Singapore sẽ vận dụng món quà của địa lý này để nhập khẩu nguyên liệu thô, chế tác và sau đó là xuất khẩu đi toàn thế giới. Sự thịnh vượng của Singapore, Indonesia và Malaysia đều phụ thuộc vào eo biển này.
Nạn cướp biển
Eo biển Malacca đã trở nên không thể tách rời khỏi giao thương hàng thủy trên toàn thế giới. Tuy nhiên, cũng vì vậy mà con đường này trở thành một miếng mồi béo bở cho cướp biển. 68 trên tổng số 85 vụ cướp biển, tức hơn 60% diễn ra ở khu vực Châu Á vào năm 2021 xảy ra ở eo biển Malacca.

Nguy cơ mất an toàn giao thông đường thủy
Không chỉ vậy, đây cũng là con đường giao thương trên biển sầm uất nhất thế giới. Không chỉ lo sợ về vấn nạn cướp biển, mật độ giao thông đường thủy dày đặc đã khiến nơi này thường xuyên đông đúc. Làm dấy nên những lo ngại về tai nạn giao thông trên biển cho các tàu thuyền chở hàng.
Kênh đào Kra – tham vọng của người Thái
Kênh đào Kra có thể giải quyết tất cả những vấn đề mà eo biển Malacca đang gặp phải. Dự án này đã được Thái Lan đặt lên bàn cân hàng trăm năm với mong muốn biến đất nước này thành một cứ điểm trong giao thương quốc tế thông qua đường hàng hải.
Thậm chí, Thái Lan đã so sánh tầm ảnh hưởng của công trình này với kênh đào Panama lịch sử. Theo dự tính, kênh đào Kra sẽ được đặt tại phía Nam Thái Lan. Qua đó, tàu thuyền sẽ rút ngắn được khoảng 1200 km quãng đường, và từ 2 đến 5 ngày di chuyển so với đường đi hiện tại. Điều này là khá ít so với kênh đào Suez, giúp tiết kiệm 8,900 km, khoảng hơn 1 tuần đi tàu. Hay kênh đào Panama, tiết kiệm hơn 13,900 km, khoảng 3 tuần đi tàu.

Những trở ngại phía trước
Bài toán kinh tế và môi trường
Theo một ước tính, việc xây dựng kênh đào Kra sẽ tốn ít nhất 20 tỷ USD của các bên tham gia. Một số học giả đã đặt ra nghi ngờ rằng lượng tàu thuyền di chuyển sẽ không thể giúp công trình này hòa vốn. Hơn nữa sẽ gây ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm phóng xạ trong quá trình thực hiện.
Bất ổn chính trị
Thêm vào đó, kênh đào Kra nếu được hoàn thành sẽ cắt ngang qua đất nước Thái Lan. Nhiều chuyên gia lo ngại rằng, việc này sẽ làm gia tăng căng thẳng chính trị, giúp các nhóm ly khai ở miền Nam Thái Lan dễ dàng nổi lên và gây dựng quyền lực, chia rẽ đất nước này. Nguyên nhân sâu xa là do kênh đào Kra khi được xây dựng thành công sẽ đánh mất lợi ích chung của 3 nước: Singapore, Malaysia và Indonesia. Vì vậy, những nước này liên tục bơm tiền, kích động cho các nhóm ly khai tại Thái Lan phá hoại.

Cơ hội cho Việt Nam
Khi dự án “Kênh đào Kra” được hoàn thành thi công, tuyến đường này sẽ đánh thức cả một khu vực đang “ngái ngủ” bao gồm Nam Việt Nam, Nam Thái Lan, Bắc Malaysia,.., vào guồng hoạt động nhộn nhịp. Tuyến đường này thu hẹp được quãng đường di chuyển cũng như rút ngắn thời gian một cách đáng kể cho tàu thuyền giao thương giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, giúp tiết kiệm một lượng lớn nhiên liệu.
Đảo Phú Quốc – hòn đảo lớn nhất trong vùng cực nam Biển Đông giáp Vịnh Thái Lan, vô tình trở thành một trạm dừng chân quốc tế. Phú Quốc dự kiến sẽ trở thành một khu vực kinh tế đặc biệt, không chỉ giới hạn trong lĩnh vực vận tải biển, mà còn mang theo những thay đổi tích cực trong ngành dịch vụ vận tải, kho bãi và các ngành khác. Với lợi thế vượt trội, Việt Nam kỳ vọng rằng Phú Quốc sẽ trở thành một trung tâm tài chính và kinh tế quan trọng tại châu Á, tương tự như Singapore.
Vậy bạn nghĩ sao về kế hoạch kênh đào Kra?
Và tới lúc nào Thái Lan sẽ bắt tay vào xây dựng dự án trăm năm này?
Cập nhật thông tin mới nhất tại Media Trend mỗi ngày.
Tổng hợp