30.6 C
Ho Chi Minh City
Thứ Sáu, Tháng Tư 26, 2024

Nike – Hành trình từ xưởng giày 50 USD thành thương hiệu triệu đô

Nike - Hành trình từ xưởng giày 50 USD thành thương hiệu triệu đô

“Gã nghiện giày” cha đẻ của thương hiệu giày triệu đô Nike, vô tình trở thành cuốn sách gối đầu của các nhà kinh doanh trẻ hiện nay. Cuốn sách nói về quá trình phát triển của thương hiệu, đây cũng là chìa khóa giúp Nike trở thành thương hiệu triệu độ.

Nike và hành trình khởi nghiệp với 50 USD

Nike - hành trình phát triển
“Gã nghiện giày” và hành trình thành thương hiệu triệu đô |Nguồn: doanhnhantrevietnam.com

Ít ai biết thương hiệu giày nổi tiếng Nike cũng từng đã trải qua những khoảng thời gian vô cùng cực khổ. Vào năm 1962, Phil Knight cha đẻ của thương hiệu đã bắt đầu “chân ướt chân ráo” vào lĩnh vực sale. Ông đã rất chật vật và không bán được một sản phẩm nào.

Nhưng những việc đó sẽ không thể cản bước khát vọng của ông. Ông đã bắt đầu cuộc hành trình mới của mình với những ý tưởng điên rồ. Với ý tưởng sơ khai đầu tiên là ông đưa đôi giày mình tới Tiger của Nhật Bản du nhập vào Hoa Kỳ.

Với ý tưởng đó, ông đã vượt Thái Bình Dương để thuyết phục doanh nhân tại Nhật Bản. Sau khi thuyết phục thành công thương vụ đầu đời đó, ông đã không vội về nước mà dùng khoảng tiền đó để du lịch vòng quanh thế giới. Trong quá trình vòng quanh đó, ông cũng đã mở mang tầm mắt và cho ông nhiều ý tưởng mới lạ hơn.

Sau khi về lại Hoa Kỳ ông quyết định vay bố mình 50 USD. Ông đã dùng số tiền nho nhỏ đó để bắt đầu chặng đường chinh phục ước mơ của mình.

Nike và “Những kẻ mộng mơ”

Theo lịch sử phát triển của Blue Ribbon (tiền thân của Nike sau này), Phil đã có chiến lược để tập hợp được đội ngũ nhân sự đáng tin cậy cho riêng ông. Những con người có thể phát huy được tầm nhìn và sứ mệnh của Blue Ribbon.

Nike và những kẻ mộng mơ
                                Hành trình từ Blue Ribbon thành Nike | Nguồn: viettotnhat.com

Thế hệ F1 của Nike, Phil đã chọn được những nhân sự không hề “bình thường”, ông đã tập hợp những “kẻ dị” và có tính cách trái ngược nhau hoàn toàn. Nhưng cúng chính sự trái ngược đó sẽ là phép bù trừ khiến họ phát huy đúng thế mạnh của mình, việc này cũng đã tạo nên một tổng thể vô cùng hoàn hảo.

Phil đã rất hay trong việc quản lý nhân sự của mình, ông đã tổ chức định kỳ buổi ăn nhậu bonding, cụ thể tại buổi đó các nhân sự của ông sẽ được quyền hò hét vào mặt đối phương để nói ra những vấn đề mà mình đang lấn cấn trong giai đoạn làm việc chung. Buổi bonding mang tinh thần rất hoang dại đúng như tinh thần của “Just Do It”.

Tuy nhiên, vào năm 1971 Blue Ribbon đã có sự chuyển mình lớn từ sản phẩm. Vì thế cái tên đó không còn phù hợp nữa. Trái với những doanh nghiệp khác cùng thời, Phil đã có cuộc thảo luận với nhân sự của mình về việc sẽ đổi tên thương hiệu thay vì tự chính mình quyết định.

Các logo của Nike qua các năm
                                 Các logo của thương hiệu qua các năm | Nguồn: Vua hàng hiệu

Nike là cái tên được cậu nhân viên Jeff Johnson nằm mộng thấy, khi nghe cái tên ấy Phil đã quyết định chọn. Nike đã khiến ông gợi nhớ đến sự trầm trồ, ngưỡng mộ bản thân mình khi đứng trước nhà thờ The temple of Nike nhiều năm trước nay khi ông có cơ hội ghé thăm Athens.

“Just Do It” – Chìa khóa then chốt giúp Nike thành công

Ngay từ những ngày đầu thành lập Blue Ribbon luôn gắn liền với cụm từ “Just Do It”, đây cũng được xem là kim chỉ nam, giá trị cốt lõi để Phil có thể vượt qua mọi sóng gió.

Đối với những startup trẻ việc có những đợt sóng lớn ập đến là điều không thể nào tránh khỏi ví dụ như: Thiếu vốn, thiếu nhân sự, nội bộ mâu thuẫn,… Đỉnh điểm, vào năm 1973 ông đã vướng vào vụ kiện lớn với đối tác Onitsuka của mình.

Hai bên đã có khoản thời gian hợp tác vô cũng phát triển, nhưng sự việc dẫn đến việc kiện tụng này đó chính là từ việc thay đổi thương hiệu thành Nike đã ảnh hưởng nhiều đến Onitsuka. “Kẻ tám lạng, người nửa cân” khi đứng trước nguy cơ phá sản, với cách thức tự vệ thì Blue Ribbon đã khởi kiện lại Onitsuka đã vi phạm hợp đồng phân phối độc quyền.

Nike "Just do it"
                                                               Tinh thần “Just do it” | Nguồn: Nike

Với đợt sóng lớn đập vào như thế tinh thần “máu chiến” của mình thì ông cũng chiến thắng trong vụ kiện. Phil đã giúp Nike thoát khỏi nguy cơ phá sản. Điều này đã ngầm khẳng định được tinh thần “Just Do It” đây không chỉ là một câu nói suông.

Tổng hợp

Lê Minh Thiện | Media Trend

Bài viết mới

Có thể bạn muốn xem

Nokia – Sự sụp đổ của một huyền thoại

Từng là gã khổng lồ, chiếm tới hơn 40% thị phần và không hề có đối thủ tương xứng. Thật khó để tưởng tượng được ngày mà Nokia buộc phải bán đi bộ phận sản xuất điện thoại của mình.

“BAEMIN cảm ơn”: Chiến dịch truyền thông mừng sinh nhật 3 tuổi siêu đáng yêu

Trên khắp các trang mạng xã hội một tuần qua, cư dân  mạng đã truyền tay nhau những bức ảnh quảng cáo ngoài trời...

Apple đứng đầu về Top 10 doanh nghiệp chi tiêu nhiều nhất cho OOH

Theo dữ liệu mới từ OAAA (Out of Home Advertising Association of America) - Hiệp hội Quảng cáo ngoài trời của Hoa Kỳ thì...
Có thể bạn cũng thích