Phủ sóng vượt nhiều thương hiệu đồ uống, chiến thật kinh doanh của MIXUE có gì hấp dẫn mà lại gây sốt thị trường đồ uống trong những ngày qua?
Tốc độ phủ sóng thần tốc của cửa hàng MIXUE
Thương hiệu đồ uống giá rẻ đến từ Trung Quốc MIXUE BINGCHENG đang mở rộng nhanh chóng tại nhiều thị trường, trong đó có Việt Nam. Hiện tại, doanh nghiệp này đã có hơn 21,000 điểm bán chỉ tính ở Trung Quốc, nhiều gấp 3 lần đối thủ cùng ngành là Good Me.
Với thị trường Việt Nam, con số này khoảng hơn 600 cửa hàng trải khắp 43 tỉnh thành. Không chỉ mở rộng quy mô ở các nước Châu Á, MIXUE đã bắt đầu kế hoạch thâm nhập thị trường tại Úc. Vậy điều gì đã khiến thị trường này lại thành công đến vậy?
Chiến thuật MIXUE đã sử dụng là gì?
Giá cả
Trước hết phải kể đến giá thành, nhắm đến phân khúc giá rẻ, MIXUE nổi tiếng với tên gọi thương hiệu “Trà sữa 1$”. Thức uống ở đây được bán vỏn vẹn và giao động với giá từ 20 – 35 nghìn đồng, nằm ở phân khúc bình dân. Giá của MIXUE có phần dễ thở hơn cho nhiều khách hàng. Điều này đã giúp MIXUE trở nên không có đối thủ trên thị trường.
Phương thức quảng bá
Thứ hai là phương thức quảng bá để tăng độ nhận diện thương hiệu. Nhắm vào thị trường Gen Z, những người sinh sau năm 1995, MIXUE đã thực hiện nhiều chiến dịch Marketing như:
“Ở đây chúng tôi có bán Bing Chilling”
“Snow king cháy nắng khi hái dâu tằm”
Ngoài ra công ty còn thực hiện Marketing bằng âm nhạc, tạo bài hát trending trên TikTok. Thừa thắng xông lên, doanh nghiệp này sản xuất thêm hộp nhạc, với giá thành đắt đỏ nhưng vẫn bán đắt như tôm tươi. Đợt quảng bá này đã được nhiều khách hàng chú ý và chia sẻ hàng loạt trên các trang mạng xã hội.
Quy trình vận hành
Cuối cùng, quy trình vận hành là yếu tố then chốt tạo nên sự thành công của MIXUE. Trên thực tế, thu nhập từ phía nhượng quyền chỉ chiếm 1,9% doanh thu của thương hiệu. Bản chất là công ty chuỗi cung ứng, kinh doanh với mô hình B2B, MIXUE luôn đồng ý nhượng quyền với chi phí thấp.
Lý do thực sự cho hành động này là bởi vì hơn 72% doanh thu của công ty tới từ việc bán nguyên liệu, bao bì, thiết bị và đa dạng vật liệu vận hành cho các đơn vị nhượng quyền. Hơn nữa, thương hiệu không tham gia vào việc quản lý các cửa hàng nhượng quyền đó và không chia sẻ lợi nhuận. Người nhượng quyền sẽ phải chịu trách nhiệm về lợi nhuận cũng như tổn thất của chính họ. Điều này giúp công ty tránh được một phần những rủi ro thị trường.
Kết luận
Dù không cần phải quảng bá rầm rộ, nhưng thương hiệu kem và trà này thu về lượng khách hàng trung thành cực khủng. Đồng thời biến mình thành thương hiệu quốc dân với gần 22,000 cửa hàng nhượng quyền trên toàn thế giới.
Chính xác hơn, sự phát triển mạnh mẽ này là kết quả từ những thành công trong chiến lược Marketing của MIXUE
Cập nhật thông tin mới nhất tại Media Trend mỗi ngày.
Tổng hợp