28.9 C
Ho Chi Minh City
Thứ Năm, Tháng Năm 1, 2025

KOL hay KOC, đâu là lựa chọn tối ưu nhất cho một chiến dịch Marketing của doanh nghiệp

Trong những năm trở lại đây, với sự bùng nổ của các nền tảng như TikTok hay các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki,…KOL và KOC đang nổi lên như một trào lưu và trở thành phần không thể thiếu trong mảng tiếp thị trực tuyến. Vậy sự khác biệt giữa KOL, KOC là gì? Làm sao để có thể xây dựng được một chiến dịch Marketing tối ưu với KOL và KOC?

Hiểu rõ được sự khác biệt giữa KOL và KOC, đặc điểm của họ để có thể hình thành ý tưởng và triển khai chiến dịch Marketing một cách hiệu quả.

KOL vs KOC KOL hay KOC, đâu là lựa chọn tối ưu nhất cho một chiến dịch Marketing của doanh nghiệp

KOL là gì?

KOL – Key Opinion Leader là thuật ngữ dùng để chỉ những người có tầm ảnh hưởng trong một lĩnh vực nào đó. KOL là người có tiếng nói, sức ảnh hưởng nhất định trên mạng xã hội. Họ có thể là một cá nhân hoặc tổ chức có chuyên môn về sản phẩm, dịch vụ trong lĩnh vực mà họ đang hoạt động và có khả năng dẫn dắt tư tưởng và định hướng quan điểm. Với chuyên môn và sức ảnh hưởng của mình, KOL có thể tác động đến hành vi, quyết định của người tiêu dùng.

KOC là gì?

Khác với KOL, KOC – Key Opinion Consumer chính là khách hàng, là người trực tiếp sử dụng sản phẩm, dịch vụ và chia sẻ trải nghiệm sử dụng của mình với công chúng. Họ đưa ra những nhận xét, đánh giá về sản phẩm, dịch vụ để làm cơ sở tham khảo cho khách hàng trước khi quyết định có nên lựa chọn sản phẩm hay dịch vụ nào đó không. KOC đang trở thành xu hướng marketing mới tại Việt Nam và họ cũng tác động đến quá trình ra quyết định mua hàng của khách hàng hay thậm chí họ còn tạo ra nhu cầu cho khách hàng.

Brand Ambassador – Đại sứ thương hiệu đã xuất hiện rất lâu từ trước

Đại sứ thương hiệu là những người nổi tiếng được các doanh nghiệp để quảng bá thương hiệu. Các đại sứ thương hiệu sở hữu lượng fan hâm mộ lớn, họ có thể là ca sĩ, diễn viên, cầu thủ bóng đá, bóng rổ,… Các đại sứ thương hiệu không chỉ thu hút người tiêu dùng mà họ còn liên kết với thương hiệu về mặt hình ảnh, nghĩa là thương hiệu sẽ phải lựa chọn một cách cẩn thận để chọn được người có phù hợp với hình ảnh mà thương hiệu xây dựng và phù hợp với tập khách hàng của thương hiệu.

Đại sứ thương hiệu

Khác biệt giữa KOL và KOC

KOL thường được các doanh nghiệp chủ động tìm kiếm, hợp tác để quảng bá sản phẩm; dịch vụ. Trong khi đó, KOC là người trực tiếp trải nghiệm sản phẩm; dịch vụ, đưa ra đánh ra nhận xét để làm cơ sở tham khảo cho khách hàng khác. KOC sẽ trở thành người đề xuất sản phẩm; dịch vụ cho khách hàng và nhận được “hoa hồng” từ doanh nghiệp.

Trong 3 đối tượng KOL, KOC và Brand Ambassador thì đại sứ thương hiệu là người sở hữu lượng fan hâm mộ, lượng người quan tâm lớn hơn 2 đối tượng còn lại, tiếp đến là KOL và cuối cùng là KOC. Cùng với đó chi phí sẽ giảm dần tỉ lệ thuận với lượng người theo dõi của mỗi đối tượng.

KOL và KOC

Tuy nhiên, nếu xét về mức độ tin tưởng với khách hàng thì KOC chính là đối tượng được khách hàng tin tưởng nhất vì họ chính là người trực tiếp sử dụng sản phẩm; dịch vụ của doanh nghiệp và đưa ra những đánh giá, nhận xét trải nghiệm sử dụng tiệm cận với người dùng nhất trên phương diện là người tiêu dùng.

KOL tuy rằng có chuyên môn và sức ảnh hưởng đến khách hàng nhưng ý kiến của họ mang tính tham khảo nhiều hơn và họ thường có xu hướng đứng về phía nhãn hàng hơn là người tiêu dùng.

Kết luận

Sử dụng KOL hay KOC sẽ tuỳ thuộc vào tầm nhìn dài hạn hay ngắn hạn của mỗi nhãn hàng. Ba đối tượng này giữ vai trò tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến nhận thức của khách hàng trên mỗi phương diện khách nhau như Brand Ambassador sẽ là trên phương diện thần tượng; KOL là trên phương diện là chuyên gia và KOC trên phương diện người tiêu dùng. Nhãn hàng sẽ xét trên nhiều yếu tố của chiến dịch như chi phí, mục tiêu,… để có thể lựa chọn được đối tượng phù hợp cho hoạt động Marketing.

Tổng hợp

Minh Hoàng / Media Trend

Bài viết mới

Có thể bạn muốn xem

Elon Musk và Mark Zuckerberg: từ Bạn hóa Thù

Trong suốt nhiều năm, cả hai tỷ phú công nghệ hàng đầu là Elon Musk và Mark Zuckerberg đã liên tục xảy ra mâu thuẫn và thường xuyên công khai chỉ trích lẫn nhau.

Shopee tiếp tục đứng đầu xếp hạng ngành thương mại điện tử tháng 08

Vừa qua, trang Reputa đã chia sẻ bản tin Social Listening - ngành thương mại điện tử. Shopee vượt mặt những đối thủ cạnh...

8 lỗi khi viết thông cáo báo chí các tân binh nên lưu ý

Theo Hubspot, thông cáo báo chí (Press release) là một thông báo chính thức, một mắt xích quan trọng trong chuỗi thông tin của...
Có thể bạn cũng thích