33.4 C
Ho Chi Minh City
Thứ Sáu, Tháng Mười Hai 6, 2024

Adidas đang bị nhiều rắc rối bủa vây

Rắc rối bủa vây Adidas

Adidas đã phải đối mặt với thách thức lớn sau khi quyết định rút lui khỏi thị trường Nga và bị tẩy chay ở Trung Quốc. Động thái này đã làm cho Nike và Puma vượt xa Adidas về kết quả kinh doanh.

Doanh thu Adidas tụt dốc không phanh

Doanh thu của Adidas
Doanh thu của Adidas – Nguồn: CafeF

Đây là doanh thu của Adidas, nó đã đi ngang trong 3 tháng cuối cùng của năm 2022 vừa qua, trong khi đáng nhẽ đây là mùa mua sắm nhộn nhịp nhất. Lỗ hoạt động hằng quý của công ty này đã lên đến 724 triệu USD. Vốn hóa của Adidas đã quay trở lại mức 25 tỷ euro, chỉ bằng 1/7 của kình địch Nike. Hàng triệu đôi giày Yeezy đang tồn kho.

Cổ phiếu của Adidas diễn biến kém hơn hẳn Nike và Puma
Cổ phiếu của Adidas diễn biến kém hơn hẳn Nike và Puma – Nguồn: CafeF

Vậy chuyện gì đang diễn ra với thương hiệu lớn này?

Được thành lập vào năm 1924 bởi Adolf Dassler. Adidas là thương hiệu đồ thể thao lớn nhất Châu Âu và đứng thứ 2 thế giới sau Nike. Tại Việt Nam, có lẽ ai cũng biết tới cái tên này. Thành công đến vậy, nhưng ở thời điểm hiện tại thương hiệu này lại đang rơi vào khủng hoảng nặng nề.

Nguyên nhân ban đầu,

Có lẽ là do Adidas phụ thuộc quá nhiều vào Yeezy – thương hiệu được kết hợp giữa công ty này và nam rapper Kanye West. Yeezy từ lâu đã được ví như “con gà đẻ trứng vàng” khi đóng góp khoảng 1,7 tỷ euro hàng năm, tương đương 7% tổng doanh thu của doanh nghiệp này.

Yeezy Boost 350 V2 - Mẫu giày đình đám nhất của Adidas một thời
Yeezy Boost 350 V2 – Mẫu giày đình đám nhất của Adidas một thời – Nguồn: MENBACK
Kanye West - Gã đàn ông quyền lực nhất làng thời trang
Kanye West – Gã đàn ông quyền lực nhất làng thời trang – Nguồn: ELLE MAN

Tuy nhiên, vào tháng 10 năm 2022, sau vụ ly hôn đình đám với Kim Kardashian, Kanye West đã có hàng loạt phát ngôn phân biệt sắc tộc, đặc biệt nhắm vào người Do Thái. Để tránh ảnh hưởng, các thương hiệu đã từng hợp tác với Kanye West – lúc này đã đổi tên thành “Ye”, đã quyết định chia tay với nam rapper này.

Quyết định này đã khiến công ty thiệt hại lớn khi cổ phiếu liên tục lao dốc. Hàng triệu đôi giày Yeezy bị tồn kho. Số giày này có giá trị ước tính khoảng 1,3 tỷ USD.

Hàng triệu đôi giày Yeezy bị tồn kho
Hàng triệu đôi giày Yeezy bị tồn kho – Nguồn: CafeBiz

Đánh mất những thị trường quan trọng

Do phản đối cuộc chiến tại Ukraina, Adidas cũng đã quyết định tự cắt đứt nguồn thu hơn 500 triệu euro mỗi năm tại Nga. Chính thức rút khỏi đất nước này vào tháng 3 năm 2022.

Adidas ngừng hoạt động khoảng 200 cửa hàng tại Nga
Adidas ngừng hoạt động khoảng 200 cửa hàng tại Nga – Nguồn: TheMoscowTimes

Nhưng cú “Knock out” đã đến khi thị trường Trung Quốc, nơi mà Adidas từng ghi nhận doanh thu 5 tỷ euro mỗi năm, đã quay lưng với doanh nghiệp này vì có những động thái phản đối chính sách quốc gia.

Nhiều cửa hàng Adidas ở Trung Quốc bị thu hẹp, vắng khách
Nhiều cửa hàng Adidas ở Trung Quốc bị thu hẹp, vắng khách – Nguồn: ZingNews

Nội bộ bất hòa

Liên tục mất thị trường, doanh thu giảm sút đã làm nội bộ Adidas chia rẽ sâu sắc. Kể từ năm 2019, ít nhất 10 trong số 20 nhóm lãnh đạo chủ chốt của công ty đã rời đi. Nguyên nhân được các nhân viên đưa ra là do cựu CEO, ông Rorsted đã quản lý quá độc đoán cũng như coi thường ý kiến đóng góp của mọi người. Công ty hiện đã tìm ra người phù hợp hơn cho vị trí CEO là Bjørn Gulden – người từng giúp Puma vượt qua khủng hoảng.

Adidas chuỗi thất bại nối tiếp thất bại

Hiện nay, Adidas đang được đánh giá là một trong những mã cổ phiếu tệ nhất Châu Âu.

Vậy bạn nghĩ “cơn bĩ cực” của Adidas sẽ kéo dài tới đâu?

Và liệu doanh nghiệp hơn 80 năm tuổi này có thể một lần nữa chạm tới “thái lai”?

Cập nhật thông tin mới nhất tại Media Trend mỗi ngày.

Tổng hợp

Bài viết mới

Có thể bạn muốn xem

Nike nghỉ chơi với thị trường Nga, khoảng 100 cửa hàng sẽ đóng cửa và không mở lại

Theo tuyên bố mới đây, nhà sản xuất nói rằng họ đã rời khỏi thị trường Nga. Theo như chia sẻ, ưu tiên của...

Khách sạn duy nhất của IKEA trên thế giới giá 100 USD/1 đêm: Nội thất của chính hãng và có “phòng” dành riêng cho...

Ngã lưng và đánh một giấc trên những chiếc giường được trưng bày tại IKEA chắc hẳn là mong muốn của nhiều khách hàng,...

Chiến dịch Marketing thảm họa nhất của Pepsi hơn 30 năm trước

490,116 - Đó là số người trúng giải đặc biệt trị giá 1,000,000 PhP, tương đương 40,000 USD trong một chương trình quảng cáo của Pepsi tại Philippines. Từ một lỗi lầm trong quá trình sản xuất, chiến dịch Marketing của Pepsi đã gây ra sự bạo loạn toàn quốc tại Philippines. Sự việc này khiến Pepsi hứng chịu hơn 1000 đơn kiện, mất 10 triệu USD tiền hòa giải. Và cũng làm tiêu tan luôn khát vọng đánh bại Cocacola tại thị trường này.
Có thể bạn cũng thích