Những năm trở lại đây, nền tảng mạng xã hội ngày càng phát triển, kéo theo đó là hàng loạt những công việc mới cũng xuất hiện. Đảo một vòng trên các nền tảng chúng ta bắt gặp được rất nhiều nhà sáng tạo nội dung, nhưng thử hỏi công việc này đã thực sự được xem là “nghề” có thể kiếm tiền.
Sáng tạo nội dung trên mạng xã hội, đây có thực sự là một “nghề”?
Trong thời đại kỹ thuật số ngày càng phát triển như ngày nay. Gần như hết 99% dân số đã và đang tiêu thụ một lượng lớn nội dung trên các trang mạng xã hội. Theo một vài thống kê cho hay: Facebook hiện đang có khoảng 65 triệu thành viên tham gia sử dụng, Youtube khoảng 60 triệu, Tiktok đứa con sinh sau đẻ muộn cũng thu thập khoảng 20 triệu thành viên…
Qua những con số đó chúng ta cũng thấy được tầm ảnh hưởng của các nền tảng này như thế nào. Đi kèm với sự phát triển và mở rộng nhanh chóng từ các nền tảng, số lượng người tham gia sáng tạo nội dung trên các nền đây càng bùng nổ.
Đơn giản để hiểu sáng tạo nội dung là “content creators”, là những người sáng tạo nội dung bằng hình ảnh, video, câu chữ, âm thanh,… để gửi đến người xem một nội dung, thông điệp nào đó trên các nền tảng mạng xã hội như: Facebook, Youtube, Tiktok,…
Ban đầu những nền tảng này được tạo ra với mục đích để người dùng có thể kết nối, chia sẻ những bài viết hằng ngày vào những lúc rảnh, nghỉ ngơi. Nhưng về sau, những nội dung đó được đầu tư, chăm chút kỹ hơn từ nhiều khâu. Và cũng từ đó xuất hiện thêm các thuật ngữ như Youtuber, Tiktoker, KOC… Đặc biệt, với sức ảnh hưởng lớn từ các nền tảng mạng xã hội thì các KOLs, Influencer,… đã tận dụng nền tảng này để tìm kiếm thêm nhiều cơ hội cho mình.
Từ đó, công việc sáng tạo nội dung dần trở “nghề” thực thụ, mang lại lượng thu nhập ổn cho những người sáng tạo nội dung. Nhưng để trở thành một nhà sáng tạo nội dung chuyên nghiệp, bạn phải cần đảm bảo có đủ 3 yếu tố sau:
Thứ nhất, chắc chắn bạn phải là người có chất riêng, tạo được dấu ấn cá nhân và điều đơn nhiên là nội dung của bạn cũng phải độc đáo, hấp dẫn, mới lạ.
Thứ hai, bạn phải tìm được thế mạnh của bản thân, phải có kế hoạch, phương hướng phát triển nội dung trên các nền tảng. Ví dụ: bạn thích ẩm thực hãy tìm cách phát triển kênh của mình theo hướng liên quan như: chia sẻ những công thức nấu ăn, review quán ăn,… tùy theo từng lĩnh vực mà bạn định hướng.
Cuối cùng, người sáng tạo nội dung cần có một “môi trường màu mỡ”, một đơn vị bảo chứng truyền thông để có thể lan tỏa, phủ sóng nội dung thông điệp để có thể lan tỏa xa hơn. Đây cũng là chìa khóa để kết nối các nhãn hàng với bạn để mang lại cho bạn người thu nhập ổn định khi theo đuổi công việc này.
“Nghề” sáng tạo nội dung trên mạng xã hội thật sự dễ?
Ngành nghề nào cũng sẽ có cái khó riêng, có độ cạnh tranh trong công việc nhất định và đối với công việc làm sáng tạo nội dung cũng vậy thậm chí là nó còn khó hơn rất nhiều so với các công việc khác.
Hầu hết những người làm sáng tạo nội dung thường chỉ cho thấy mặt tích cực và việc xây dựng nội dung dường như là một niềm vui thuần túy của họ. Bạn chỉ nhìn thấy hình ảnh họ trên du thuyền, trong các video khám phá du lịch đây đó hay bài blog về những trải nghiệm tuyệt vời. Và ai cũng cho rằng họ thật sự yêu đời và có cuộc sống thật tích cực. Nhưng đó không hoàn toàn là sự thật.
Việc sáng tạo nội dung chưa bao giờ là dễ dàng. Quay lại 10 năm trước, việc trở nên nổi bật trên các nền tảng có lẽ không quá khó vì chưa có nhiều sự cạnh tranh. Ngày nay, người làm Content Creator không chỉ phải cạnh tranh với lượng lớn những người sáng tạo khác mà còn phải đối mặt với khó khăn khi mà sự chú ý của người dùng không tập trung nhất định vào bất cứ nền tảng nào.
Tuy một đoạn video tầm 10 đến 20 phút, một hình ảnh chỉn chu, một đoạn chữ ngắn,… Nhưng đòi hỏi người làm ra nó phải mất nhiều thời gian và tâm huyết, đối với những đoạn video ngoại cảnh việc quay chưa bao giờ là dễ vì gần như phải phụ thuộc vào yếu tố thời tiết khá nhiều. Vì thế để có được một sản phẩm cho người xem thích thú và thấy hấp dẫn nó phải trải qua rất nhiều khâu khác nhau.
Tuy nó sẽ mang lại thu nhập từ ổn định đến cao cho bạn nhưng đây cũng là một công việc đầy thách thức. Nêu nếu thực sự chọn đây là một “nghề” thì bạn phải dám can đảm dấn thân làm, đương đầu với thách thức, chấp nhận sự thất bại để thành công.
Tổng hợp
Lê Minh Thiện | Media Trend