Ngày nay, công cụ tìm kiếm đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của người Việt Nam. Người dùng thường bối rối trước quá nhiều lựa chọn và thông tin khi đưa ra quyết định và họ ngày càng cảnh giác hơn với những gì họ nhìn thấy.
Theo The Year in Search 2021 report cho thấy rằng người Việt Nam đang đánh giá lại các lựa chọn về lối sống và thói quen Tìm kiếm của họ cũng đang thay đổi song song với đó. Họ dần chủ động hơn trong việc xác minh tính thực tế và mức độ tin cậy của các thương hiệu.
Đối với các thương hiệu thì Tìm kiếm là một cách để kết nối với người tiêu dùng Việt Nam đang mong muốn tìm được những thông tin đáng tin cậy. Để thúc đẩy sự tin tưởng thương hiệu và quyết định mua hàng, thương hiệu cần tránh những sai lầm sau.
Sai lầm 1: Bỏ sót Tìm kiếm ra khỏi kế hoạch Marketing
Nghiên cứu về Giá trị cảm xúc của Tìm kiếm do Kantar thực hiện cho chúng ta biết Tìm kiếm là một phần quan trọng trong hành trình của người tiêu dùng. Họ liên tục chuyển qua lại giữa việc khám phá và đánh giá thông tin cho đến khi họ cảm thấy tin tưởng vào quyết định mua hàng của mình. Thật vậy, có 73% người tiêu dùng truy cập vào một hoặc nhiều điểm tiếp xúc nghiên cứu và bắt đầu bằng công cụ tìm kiếm trên các trang Web thương hiệu, sàn thương mại điện tử, ứng dụng.
Trên thực tế, công cụ tìm kiếm là điểm tiếp xúc hàng đầu đối với người mua sắm Việt Nam trên tất cả các loại sản phẩm/ dịch vụ dù họ đang mua sắm đồ điện tử, đồ gia dụng hay tài chính cá nhân, sản phẩm viễn thông. Tìm kiếm có thể giúp người tiêu dùng giải quyết những nghi ngờ và tự tin đưa ra quyết định một cách sáng suốt.
Khi bỏ Tìm kiếm ra khỏi chiến lược Marketing đồng nghĩa với việc bỏ lỡ cơ hội tiếp cận người tiêu dùng ngay khi họ đang Tìm kiếm cái trả lời cho nhu cầu tiêu dùng của mình. Để tránh được lỗi này, doanh nghiệp cần thực hiện việc nâng cao chiến lược tìm kiếm của mình và cung cấp những thông tin về công ty, về thông số kỹ thuật sản phẩm một cách rõ ràng, đánh giá sản phẩm chính hãng hoặc có thông tin từ các chuyên gia. Doanh nghiệp cũng có thể tối đa hoá công cụ tìm kiếm bằng cách kết hợp nó với các nền tảng phương tiện khác. Lợi ích đầu tư cải thiện tới 25% khi tìm kiếm được kết hợp với TV và 13% khi kết hợp với video trực tuyến.
Sai lầm 2. Chỉ sử dụng Tìm kiếm cho performance
Tìm kiếm không chỉ là một công cụ để đạt được kết quả tiếp thị hiệu suất như lượt truy cập trang Web từ khách hàng tiềm năng và bán hàng. Ngoài ra, Tìm kiếm cũng cho phép các thương hiệu đạt được điều gì đó lâu dài hơn – đó chính là niềm tin thương hiệu. Tại Việt Nam, mối quan tâm tìm kiếm dành cho “scam” đã tăng 54% so với cùng kỳ năm ngoái. Mọi người đang chuyển sang Tìm kiếm để xác định tính hợp pháp và độ tin cậy của sản phẩm và dịch vụ, các thương hiệu nên xây dựng sự hiện diện của họ trên Tìm kiếm để duy trình sự gắn kết với khách hàng.
Tiến thêm một bước nữa, thương hiệu phải là nguồn thông tin đáng tin cậy để thu hút. 85% người tiêu dùng nói rằng họ sẽ mua hàng từ các công ty cung cấp thông tin đáng tin cậy. Cụ thể, mọi người đang tìm kiếm những thương hiệu cung cấp thông tin hữu ích khi họ đang tìm hiểu về các lựa chọn, cũng như thương hiệu khiến họ cảm thấy tin tưởng và quyết định lựa chọn những thương hiệu khiến họ cảm thấy được trao quyền để đưa ra những lựa chọn tốt.
Người tiêu dùng Việt Nam có khả năng mua hàng từ một thương hiệu có những yếu tố sau:
Một cách để cung cấp thông tin hữu ích cho mọi người là cung cấp nội dung phù hợp cho họ. Quảng cáo tìm kiếm thích ứng và tiện ích hình ảnh cho phép các thương hiệu phân phối quảng cáo phù hợp chặt chẽ với những gì mọi người đang tìm kiếm. Những câu trả lời được cá nhân hoá này, cung cấp thông tin rõ ràng và đáng tin cậy, xây dựng niềm tin thương hiệu và niềm tin của người tiêu dùng, đồng thời thiết lập thương hiệu để thành công lâu dài.
Sai lầm số 3: Tránh công cụ tự động hoá Tìm kiếm trong Marketing
Với 15% truy vấn tìm kiếm chưa được tìm kiếm trước đây, các nhà tiếp thị có thể gặp khó khăn với việc chọn thủ công tất cả các từ khoá cần thiết để tối ưu hoá chiến dịch của họ. Tuy nhiên, tự động hoá tìm kiếm loại bỏ sự cần thiết phải đoán cho phép các thương hiệu đáp ứng nhu cầu tìm kiếm của mọi người nhanh và hiệu quả hơn.
Ví dụ, L’Oréal Việt Nam đã đưa Tự động hoá tìm kiếm trở thành một phần trong chiến lược Marketing của mình khi tìm cách tối ưu hoá chiến dịch hợp tác bán lẻ với Shopee. Mục đích của nó là tăng khối lượng bán hàng đồng thời cải thiện lợi tức chi tiêu quảng cáo (ROAS). Kết quả là lợi nhuận trên cho tiêu quảng cáo và tỷ lệ chuyển đổi tăng gấp nhiều lần.
Chiến dịch Performance Max vào năm 2021 để tự động tạo quảng cáo trên nhiều kênh khác nhau như Tìm kiếm, Mua sắm, Khám phá và YouTube, sử dụng hình ảnh và thông tin sản phẩm hiện có trong nguồn cấp dữ liệu sản phẩm. Đặt giá thầu thông minh và các giải pháp tự động hoá khác đã áp dụng để tìm kiếm khách hàng chuyển đổi tốt hơn trên tất cả các kênh quảng cáo của Google, trong khi đó ROAS của nó liên tục được tối ưu hoá bằng máy lọc. Kết quả là ROAS cao hơn 2,4 lần cho chiến dịch của nó vào tháng 12 và khi so sánh với chiến dịch mua sắm thông minh vào tháng 11, nó mang lại ROAS cao hơn 4,1 lần và tỷ lệ chuyển đổi cao hơn 13 lần.
Kết luận
Người tiêu dùng Việt Nam chọn Tìm kiếm trong suốt hành trình tiêu dùng của họ để tìm kiếm thông tin và tự tin hơn khi mua hàng. Đối với các thương hiệu, điều này làm cho Tìm kiếm trở thành một nền tảng lý tưởng để tiếp cận một lượng lớn khán giả một cách nhanh chóng và hiệu quả. Bằng cách ưu tiên Tự động hoá tìm kiếm trong chiến lược tiếp thị của mình, doanh nghiệp không chỉ có thể gặp gỡ người tiêu dùng trong thời điểm họ cần mà còn có thể xây dựng lòng tin thương hiệu và thúc đẩy kết quả kinh doanh.
Theo Tammy Phan | Think with Google
Minh Hoàng / Media Trend